Hoa Kỳ và Myanmar họp bàn về tiến bộ chính trị và nhân quyền
Các giới chức của Myanmar và Hoa Kỳ đã mở các cuộc hội đàm trong tuần này để bàn về quyền kiểm soát dân sự của quân đội, về vấn đề tù nhân chính trị, quyền sở hữu đất đai và các vấn đề khác.
Vào cuối chuyến thăm, đặc sứ Liên Hiệp Quốc về nhân quyền đã nêu ra những mối quan ngại về các cải cách chính trị của Myanmar trước cuộc tổng tuyển cử năm nay.
Trong các cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo chính phủ Myanmar, ông Tom Malinovski, thứ trưởng Hoa Kỳ đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động, hôm nay tuyên bố Hoa Kỳ quan ngại về tác động của tình trạng bất dung chấp tôn giáo ngày càng tăng đối với các cải cách dân chủ trong tương lai của Myanmar.
Ông nói: “Chúng tôi đã bày tỏ mối quan ngại rằng việc sử dụng tôn giáo nói riêng, để chia rẽ dân chúng – cho dù là được thực hiện vì các mục đích chính trị hay bất cứ mục đích nào khác, là hết sức nguy hiểm, nhất là trong năm bầu cử. Chúng tôi đã bày tỏ mối quan ngại rằng việc này đúng là chơi với lửa và phơi bày đất nước trước những nguy cơ không được chuẩn bị để xử lý.”
Các nhận định của ông Malinowski được đưa ra vào cuối các cuộc hội đàm nhắm đánh giá thành tích nhân quyền của Myanmar thông qua cuộc đối thoại về nhân quyền giữa Hoa Kỳ và Myanmar.
Trong một thông cáo chúng vào cuối cuộc đối thoại nhân quyền lần thứ hai, Hoa Kỳ nói nước này thừa nhận các nỗ lực tích cực mà chính phủ Myanmar đã thực hiện trong việc giải quyết những thách thức về nhân quyền, nỗ lực mở một cuộc đối thoại xây dựng về quyền lao động, và tu chính hiến pháp và luật lệ của Myanmar.
Nhưng ông Malinowski nói nhiều người lo ngại rằng chương trình cải cách đang mất đi động năng trong bối cảnh những vụ bắt giữ liên tục các tù nhân lương tâm và cuộc chiến tiếp diễn giữa quân lực và các sắc tộc thiểu số ở đông bắc nước này.
Ông nói: “Có rất nhiều nghi vấn trong một vài thành phần về việc liệu tiến trình cải cách có tiếp tục hay không và những lo ngại về căng thẳng và những vấn đề có thể nổi lên trong một năm mà cuộc bầu cử sẽ là điều quan tâm đầu tiên và trên hết của dân chúng.”
Cải cách ồ ạt
Ông nói vấn đề chính là liệu chính phủ có khả năng duy trì niềm tin của dân chúng nói chung hay không.
Vòng đàm phán đầu tiên đã được tổ chức năm 2012 khi Myanmar, hay Miến Điện, đang tiến hành những cải cách ồ ạt về chính trị và kinh tế, nổi bật là lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi trở lại đóng vai trò công khai trong chính trường nước này.
Các cuộc đàm phán mà ông Malinowski mô tả là “đầy đủ, thẳng thắn, xây dựng có có hiệu quả,” bao gồm những lời kêu gọi quân lực Myanmar tôn trọng nhân quyền, luật nhân đạo và để cho dân sự lên nắm quyền kiểm soát.
Trong những vùng như miền đông bắc, ở các bang Kachin và Shan, chiến sự vẫn tiếp tục. Ông Malinowski nói trong khi đã diễn ra một vài tiến bộ về tiếp cận viện trợ nhân đạo, cần phải có thêm sự tiếp cận để đến với tất cả những người bị thất tán vì vụ xung đột.
Phái đoàn Hoa Kỳ cũng nêu ra những quan ngại về nhân quyền có liên quan đến vấn nạn hiện thời của người Hồi giáo Rohingya ở bang Rakhine miền tây, nơi hơn 1 triệu người vẫn không có tổ quốc. Chính phủ Myanmar nói những người này là người Bengal đến từ nước láng giềng Bangladesh.
Ông Malinowski nói Hoa Kỳ kêu gọi “tiếp cận nhân đạo không hạn chế với tất cả dân chúng trong vùng” để thiết lập các kế hoạch di dời dân chúng ra khỏi các trại và cho phép thực hiện một “tiến trình nhập quốc tịch không phân biệt đối xử.”
Ông nói: “Sẽ không có lợi cho bất cứ nước nào khi để cho một khối lớn trong dân chúng bị gạt ra ngoài lề, giữ một khối lớn dân chúng trong tình trạng công dân hạng nhì. Cách tốt nhất để bảo đảm ổn định và thịnh vượng là bảo
Các cuộc đàm phán cũng nêu ra những quan ngại về các luật lệ cấm hôn nhân giữa các tôn giáo, trưng thu đất đại và cải cách đất đai. Các luật lệ về hôn nhân giữa các tôn giáo và hạn chế về việc cải đạo được thúc đẩy bởi các nhóm Phật giáo có chủ trương cứng rắn dự trù sẽ được đưa ra tranh luận tại Quốc hội Myanmar.