Page 1 of 1

Ấn Độ: Khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Mỹ

PostPosted: Thu Aug 14, 2014 10:30 am
by NewsReporter
VOA - Economy

Học sinh đứng cạnh máy bay chiến đấu không còn hoạt động được trưng bày tại trường quân sự Sainik, Goalpara, bang Assam, 8/8/2014.

Mỹ trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Ấn Độ trong những năm gần đây, đánh bật Nga ra khỏi nguồn cung vũ khí chủ yếu của New Delhi. Theo Anjana Pasricha ghi nhận từ New Delhi, Ấn Độ đã nổi lên như một nhà mua vũ khí lớn nhất trên thế giới trong những năm gần đây, nhưng hy vọng sẽ đảo ngược điều này bằng cách củng cố ngành công nghiệp quốc phòng trong nước.


Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ, Arun Jaitley, nói với quốc hội rằng Ấn Độ đã mua vũ khí trị giá gần 5,5 tỷ đô la Mỹ từ Hoa Kỳ trong vòng 3 năm qua.


Nó vượt qua khối lượng mua từ Nga trị giá khoảng 4 tỷ đô la Mỹ trong cùng khoảng thời gian như vậy.


Rahul Bedi của Tuần Báo Quốc Phòng Jane ở New Delhi nói có thêm nhiều hợp đồng với Washington đang được ký kết.


Ông Bedi nói: “Có 2 hợp đồng mua máy bay trực thăng – trực thăng tấn công và trực thăng nâng hạng nặng – mà Mỹ đã đặt chỗ trên các sân bay của Nga. Chúng được đọ sức với trực thăng Nga và nó đáng giá thêm 2,5 tỷ đô la, do đó vốn của Mỹ dường như đang tăng lên.”



Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ, Arun Jaitley, cho biết Ấn Độ đã mua vũ khí trị giá gần 5,5 tỷ đô la Mỹ từ Hoa Kỳ trong vòng 3 năm qua.Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ, Arun Jaitley, cho biết Ấn Độ đã mua vũ khí trị giá gần 5,5 tỷ đô la Mỹ từ Hoa Kỳ trong vòng 3 năm qua.


x

Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ, Arun Jaitley, cho biết Ấn Độ đã mua vũ khí trị giá gần 5,5 tỷ đô la Mỹ từ Hoa Kỳ trong vòng 3 năm qua.

Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ, Arun Jaitley, cho biết Ấn Độ đã mua vũ khí trị giá gần 5,5 tỷ đô la Mỹ từ Hoa Kỳ trong vòng 3 năm qua.


Trong những năm gần đây, Ấn Độ đang tìm cách đa dạng hóa việc mua vũ khí để dần chuyển dịch khỏi sự phụ thuộc vô cùng lớn vào vũ khí từ Moscow, một đồng minh Chiến Tranh Lạnh của họ.


Các hợp đồng phòng thủ với Mỹ được hy vọng sẽ tập trung vào các dự án chuyển đổi việc sản xuất và bí quyết công nghệ sang cho Ấn Độ trong khi New Delhi tìm cách thúc đẩy sản xuất các vũ khí công nghệ cao trong nước.


Tuần trước chính phủ tăng đầu tư nước ngoài cho ngành quốc phòng từ 26% lên 49% với hy vọng theo đuổi các nhà sản xuất vũ khí nước ngoài.


Việc Ấn Độ thất bại trong việc xây dựng ngành công nghiệp quân sự trong nước đã làm cho Ấn Độ trở thành nhà tiêu thụ vũ khí hàng đầu trên thế giới. Nhưng thủ tướng Narenda Modi nói đất nước này cần giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu.


Trong một chuyến thăm gần đây tới Ấn Độ để tăng cường hợp tác quân sự, bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel chỉ ra rằng Mỹ sẵn sàng chuyển từ mua và bán vũ khí sang cùng sản xuất và cùng phát triển.


Rahul Bedi nói việc trao đổi công nghệ tự do hơn sẽ có lợi cho Ấn Độ.



Thủ tướng Narenda Modi nói Ấn Độ cần giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu.


x

Thủ tướng Narenda Modi nói Ấn Độ cần giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu.

Thủ tướng Narenda Modi nói Ấn Độ cần giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu.


Ông Bedi cho biết: “Nó đã trở thành một lĩnh vực được bàn cãi nhiều hơn giữa Ấn Độ và Mỹ nhưng chuyến thăm gần đây của bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel vạch ra khoảng 10 công nghệ trong đó họ sẵn sàng chuyển giao cho Ấn Độ và các công nghệ mà Ấn Độ cần. Nhưng không có gì được đi đến kết luận và còn nhiều điều chưa được thương thảo xong nhưng dường như Mỹ có nhiều trách nhiệm hơn trong việc chuyển giao công nghệ cho Ấn Độ và điều đó tốt cho ngành công nghiệp trong nước của Ấn Độ.”


Tên lửa chống tăng Javelin là một trong những vũ khí trong hợp đồng công nghệ sẽ chuyển giao. Mỹ gọi nó là một “hợp đồng chưa từng có trước đây.”


Các nhà phân tích quốc phòng nói Mỹ đã tăng cường sự hiện diện ở thị trường quốc phòng Ấn Độ vì 2 lý do: mặc dù còn một số vấn đề, quan hệ chiến lược giữa hai nước đã tiến triển vì Ấn Độ được coi là đối trọi với Trung Quốc. Một lý do khác, theo các nhà phân tích, là trong 2 thập kỷ qua, Nga trở nên không đáng tin cậy trong việc cung cấp vũ khí vì thường không đúng hạn và tăng giá bán.