Nhật Bản trấn an về việc gỡ bỏ nhiên liệu hạt nhân tại nhà m
Công nhân tại trạm điện hạt nhân của nhà máy Fukushima Daiichi bị động đất làm hư hại trong tháng này dự kiến sẽ bắt đầu tháo dỡ 1.500 thanh nhiên liệu đã xử dụng để tồn kho một cách an toàn.
Nhiên liệu hạt nhân qua sử dụng cực nóng và mang tính bức xạ rất cao. Trong tiến trình tháo dỡ, nếu việc lắp ráp bị hư hỏng hay các thanh nóng quá mức, thì các khối luợng lớn chất liệu phóng xạ có thể toát vào không khí.
Công ty điều hành nhà máy TEPCO nói bất chấp các khó khăn liên tục trong cố gắng ổn định hóa tình hình tại nhà máy có vấn đề, công ty có thể xử lý một cách an toàn việc dời chuyển nguy hiểm.
TEPCO đã phổ biến một băng video giải thích tiến trình và trấn an công chúng, nói rằng họ đã tháo dỡ một cách an toàn nhiên liệu qua sử dụng hơn 1.200 lần:
“Máy móc dùng để rút nhiên liệu cũng đã được điều chỉnh để đáp ứng khó khăn đặc biệt này. Chạy dây một cách an toàn và các hệ thống thắng không cần thiết được sử dụng cùng với các thiết bị dò để ngăn việc quá tải và các sức ép quá độ. Và tất cả các thiết bị tháo dỡ đã được làm cho chắc đủ để chịu đựng cả trong trường hợp hi hữu là xảy ra một trận động đất nữa mạnh ngang với trận động đất hồi tháng 3 năm 2011.”
Các vụ nổ khí hydro trong tai nạn ở Fukushima, do các thanh nhiên liệu nóng quá độ, đã làm tung nóc nhà và tường của các toà nhà chứa lò phản ứng và các mảnh vụn rơi vào các bồn làm nguội. Ða số các mảnh lớn đã được lấy ra.
Nhiên liệu thu thập nằm trong lò phản ứng số 4, là một trong 6 lò phản ứng tại nhà máy bị hư hai, nằm cách Tokyo 250 kilomet về phía đông bắc.
Lò phản ứng số 4 là mối lo ngại cấp thời lớn nhất bởi vì chứa nhiều nhiên liệu đã qua sử dụng nhất, mà phải mất hơn 1 năm mới tồn kho một cách an toàn được.
Trong khuôn khổ tiếp xúc với dân chúng để tạo dựng niềm tin, tuần này công ty đã đưa các nhóm ký giả đi thăm nhà máy bị hư hại, trong đó có một chuyến tham quan hi hữu tại lò phản ứng số 4.
Ông Chico Harlan, trưởng văn phòng Ðông Á của báo Washington Post, có mặt tại nhà máy hôm nay cùng với khoảng 18 ký giả nước ngoài khác.
“Theo tôi vấn đề đối với nhiều người trong giới truyền thông là liệu nên tin vào lời nói của TEPCO, hay liệu nên nhìn vào một số các lời bình luận khác dễ thấy ở những nơi khác, kể cả từ phía một số các nhà điều hành Nhật Bản, là có một số nguy cơ khá nghiêm trọng ở đây.”
TEPCO đã bị chỉ trích nặng nề về sự kiện nhà máy không chống chỏi được với vụ động đất và sự kiện phổ biến thông tin cho công chúng một cách chậm chạp và vụng về.
Công ty đã mất đi nhiều uy tín khi, sau nhiều tháng chối cãi, đã thừa nhận rằng hàng trăm tấn nước ô nhiễm bị rò rỉ từ nhà máy vào đại dương.
Hồi tháng 8 chính phủ Nhật Bản đã loan báo sẽ đóng một vai trò trực tiếp hơn trong vụ dọn sạch qua các kế hoạch dự chi hàng trăm triệu đôla để ngăn những vụ rò rỉ.
Tokyo cũng hội ý với các chuyên gia quốc tế về cách thức xử lý vấn đề đang tiếp diễn.
Các khoa học gia của Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế tuần này đã được mời thu thập các mẫu nước biển ở các khu vực quanh nhà máy để phân tích và tìm ra mức phóng xạ.
Nhà khoa học sinh thái David Osborn của Cơ quan vừa kể cho biết họ sẽ gửi một phái đoàn lớn hơn đến Fukushima vào cuối tháng này, nhưng quyết định mức độ hỗ trợ của họ là tùy thuộc Tokyo.
“Nếu chính phủ Nhật Bản cảm thấy để cho các thẩm quyền độc lập, cho dù là IAEA hay các nước khác, các phòng thí nghiệm khác đến là điều thích hợp, thì đó là quyết định của họ. Nhưng đây là một việc mà có nhiều phần chắc nhất chúng tôi sẽ thảo luận với họ.”
Một vấn đề khác ngày càng lớn là phải làm gì với khối lượng ngày càng tăng nước phóng xạ dùng để làm nguội các thanh nhiên liệu ở nhà máy. Hơn 1.000 thùng chứa đã đầy rất nhanh và các nỗ lực làm cho nước hết ô nhiễm đang bị chậm trễ so với lịch đã định.
Các lò phản ứng 1, 2 và 3, đã bị tan chảy, đề ra vấn đề gay go nhất và sẽ phải mất hàng chục năm để giải quyết.
Nhiên liệu bị hơ nóng quá, tan vào với nhau, và rơi xuống đáy các bồn làm lạnh. Phóng xạ gây ra gây nguy hiểm quá mức cho các công nhân phải tháo gỡ chúng. Kỹ thuật để hoàn thành công tác một cách an toàn thì chưa có được.