Liên Hiệp Quốc sẽ điều tra vi phạm nhân quyền tại Bắc Triều
Viên chức này yêu cầu được dấu tên nói với Đài VOA là hội đồng có trụ sở tại Geneva ngày thứ Năm sẽ bỏ phiếu về một nghị quyết thành lập một ủy ban độc lập.
Các tổ chức bênh vực nhân quyền từ lâu đã kêu gọi những nỗ lực quốc tế để chấm dứt những vụ vi phạm nhân quyền tại Bắc Triều Tiên, được xem như tệ hại nhất thế giới.
Một nhà phân tích về các vấn đề Đông Bắc Á tại Viện Brookings, có trụ sở tại Mỹ nói với Đài VOA là việc thành lập ủy ban sẽ phản ánh “sự can đảm hơn” của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đưa ra những vi phạm từ lâu đã không được chú ý đến. Ông Richard Bush nói chính phủ Hoa Kỳ trong phúc trình hàng năm về nhân quyền và các tổ chức phi chính phủ tại Mỹ và Nam Triều Tiên đã phát hiện-là Bắc Triều Tiên là một “cơn ác mộng về nhân quyền.”
Ông Richard Bush nói: “Tôi chắc chắn là Bắc Triều Tiên sẽ không hài lòng với sự xoi mói của quốc tế, nhưng tôi nghĩ rất quan trọng cần phải phơi bày một tình trạng đã xảy ra tại đó và đã xảy ra trong một thời gian rất dài.”
Theo ông Bush, những vụ vi phạm nhân quyền thường xuyên tại Bắc Triều Tiên là sự phủ nhận quyền dân sự và chính trị của người dân. Ông nói các nạn nhân thường rơi vào các đẳng cấp xã hội được định nghĩa bằng sự trung thành và thái độ chính trị. Ông nói thêm nếu người nào làm việc gì xấu, cá nhân người đó và cả đình sẽ bị trừng phạt.
“Những người thuộc đẳng cấp xã hội tốt được có những ưu tiên tiếp cận với giàu có, địa vị xã hội cao và quyền lực. Những người thuộc hạng thấp nhất sẽ sống cuộc đời trong tù hay tệ hại hơn nữa.”
Ông Marzuki Darusman được Liên Hiệp Quốc bổ nhiệm làm báo cáo viên đặc biệt về nhân quyền tại Bắc Triều Tiên, mới đây đề nghị một cuộc điều tra về vi phạm nhân quyền tại nước này.
Trong một phúc trình gởi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, ông Darusman nói một cuộc điều tra chính thức sẽ giúp làm áp lực lên Bình Nhưỡng để cải thiện những điều kiện nhân quyền tại nước này. Phúc trình nêu lên những vi phạm “có hệ thống và sâu rộng” bao gồm giết người, nô dịch hóa, giam cầm, tra tấn, bức hại về chính trị và tôn giáo, và đưa đi mất tích.
Ông Darusman cũng nói những điều kiện tại Bắc Triều Tiên tệ hại hơn nữa kể từ khi ông Kim Jong Un lên cầm quyền sau khi cha ông Kim Jong Il, từ trần vào năm 2011.
Trưởng phái đoàn Bắc Triều Tiên tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Choi Seokyoung bác bỏ những cáo buộc trong phúc trình của ông Darusman. Ông nói phúc trình nằm trong khuôn khổ âm mưu do phương Tây chỉ đạo chống lại chính phủ ông.
Việc ủng hộ một cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc ngày càng tăng, một phần vì Nga và Trung Quốc-theo truyền thống là đồng minh của Bắc Triều Tiên-đã bị luân phiên đưa ra khỏi hội đồng. Hoa Kỳ và Nhật Bản đã lên tiếng ủng hộ một cuộc điều tra quốc tế.