Cần nhiều quyết tâm chính trị hơn để chống buôn bán động vật
Posted: Sun Mar 03, 2013 9:25 pm
VOA - Economy
BANGKOK — Một hội nghị quốc tế đang diễn ra ở Thái Lan để tìm cách ngăn chặn hoạt động buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã, nhất là sừng tê giác và ngà voi, vì hàng ngàn voi châu Phi đang bị tàn sát mỗi năm. Đã có những lời kêu gọi về quyết tâm chính trị mạnh hơn để chặn đứng hoạt động buôn bán nhiều tỉ đôla này.
Hội nghị CITES, Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã, kéo dài trong 2 tuần đã khai mạc hôm Chủ nhật, sẽ thảo luận về 70 đề nghị nhằm tăng cường việc bảo vệ động vật và thực vật hoang dã trên toàn cầu.
Các cuộc thảo luận bao gồm cả việc bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật biển, đặc biệt là nhiều loài cá mập, cùng với gỗ, loài rùa nước ngọt, ếch, cá sấu, và lạc đà thảo nguyên có bộ lông dài của Ecuador.
Nhiều loài cá mập bị đe dọa nằm trong danh sách được bảo vệ. Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc nói rằng có đến 100 triệu con cá mập bị giết mỗi năm chủ yếu để lấy bộ vây cá
Ngoài ra còn có việc bảo vệ gấu Bắc cực, đang bị đe dọa do khí hậu biến đổi và bị giết bởi thợ săn.
Tuy nhiên, số voi và tê giác châu Phi bị giết để cung ứng nhu cầu của các thị trường châu Á đã khiến các nhà hoạt động và các chính phủ gia tăng lời kêu gọi hành động.
Ông Adam Roberts, một thành viên của một liên minh toàn cầu – Mạng lưới Cứu vớt Các loài – và một nhóm bảo tồn loài vật ở Mỹ, nói rằng hội nghị ở Thái Lan lần này phải giải quyết điều mà ông gọi sự giảm sút nhanh chóng của các loại vật. Ông nói:
“ Khi chúng ta nhìn vào tình trạng bảo tồn đời sống hoang dã quanh thế giời hiện nay và chúng ta nhận thấy rằng khoảng 21.000 con tê giác trắng còn lại ở châu Phi và 3.500 con cọp còn lại ở châu Á, thì chúng ta nên hành động nhanh chóng trong 2 tuần lễ tới để ngăn chặn sự sút giảm nhanh chóng của loại động vật và thực vật hoang dã.”
Thái Lan là điểm trung chuyển chính của hoạt động buôn bán ngà voi bất hợp pháp. Trong bài diễn văn khai mạc hội nghị, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra nói rằng Thái Lan sẽ siết chặt các luật lệ địa phương trong nỗ lực chấm dứt việc buôn bán ngà voi.
CITES nói ở châu Phi, các nhóm có võ trang ở miền bắc Cameroon và Cộng hòa Dân chủ Congo tham gia trong việc sát hại voi ở qui mô lớn.
Ông John Scanlon, tổng thư ký của CITES, nói rằng viễn ảnh vẫn đen tối đối với loài voi châu Phi:
“Năm 2011, theo ước tính của chúng tôi, căn cứ trên toàn bộ dữ liệu và phân tích mà chúng tôi làm, thì có đến 25.000 voi châu Phi bị giết bất hợp pháp trên lục địa châu Phi. Chúng tôi vẫn đang phân tích số liệu năm 2012 nhưng có vẻ như cũng không tốt đẹp hơn mà có thể còn tệ hơn. Vì vậy chúng ta đang đối phó với sự leo thang đáng kể trong việc giết hại thú bất hợp pháp và chúng ta cần đề ra các biện pháp để ngăn chặn việc này.”
Trong năm 2010, các biện pháp chống buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp đã dẫn đến việc thành lập hiệp hội quốc tế bảo vệ động vật hoang dã International Consortium on Combating Wildlife Crime. Tổ chức này bao gồm 5 tổ chức liên chính phủ là CITES, tổ chức cảnh sát quốc tế Interpol, Văn phòng chống Ma túy và Tội phạm Liên hiệp quốc, Tổ chức Hải quan Thế giới và Ngân hàng Thế giới
Ông Scanlon nói rằng trong khi sự phối hợp là cần thiết thì ý chí chính trị mạnh hơn cũng cần để chống lại hoạt động buôn bán này. Ông nói:
“Vì vậy quý vị có một đáp ứng tương xứng hơn với mức độ của rủi ro. Con đường phải đi vẫn còn dài. Chúng tôi tin rằng chúng tôi biết điều chúng tôi cần làm. Vấn đề là, các chính phủ có một quyết tâm chung để thực hiện việc này theo cách mà chúng ta cần phải làm nếu muốn thắng hay không?”
Các nhà hoạt động nói rằng mặc dù hội nghị có phần chắc sẽ chấp thuận phần lớn các đề nghị bảo vệ hệ thực và động vật, các biện pháp để mang lại sự bảo vệ cho loài cá mập nhiều hơn sẽ gặp sự phản đối nhất là từ Nhật Bản và Trung Quốc.
Hội nghị CITES, Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã, kéo dài trong 2 tuần đã khai mạc hôm Chủ nhật, sẽ thảo luận về 70 đề nghị nhằm tăng cường việc bảo vệ động vật và thực vật hoang dã trên toàn cầu.
Các cuộc thảo luận bao gồm cả việc bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật biển, đặc biệt là nhiều loài cá mập, cùng với gỗ, loài rùa nước ngọt, ếch, cá sấu, và lạc đà thảo nguyên có bộ lông dài của Ecuador.
Nhiều loài cá mập bị đe dọa nằm trong danh sách được bảo vệ. Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc nói rằng có đến 100 triệu con cá mập bị giết mỗi năm chủ yếu để lấy bộ vây cá
Ngoài ra còn có việc bảo vệ gấu Bắc cực, đang bị đe dọa do khí hậu biến đổi và bị giết bởi thợ săn.
Tuy nhiên, số voi và tê giác châu Phi bị giết để cung ứng nhu cầu của các thị trường châu Á đã khiến các nhà hoạt động và các chính phủ gia tăng lời kêu gọi hành động.
Ông Adam Roberts, một thành viên của một liên minh toàn cầu – Mạng lưới Cứu vớt Các loài – và một nhóm bảo tồn loài vật ở Mỹ, nói rằng hội nghị ở Thái Lan lần này phải giải quyết điều mà ông gọi sự giảm sút nhanh chóng của các loại vật. Ông nói:
“ Khi chúng ta nhìn vào tình trạng bảo tồn đời sống hoang dã quanh thế giời hiện nay và chúng ta nhận thấy rằng khoảng 21.000 con tê giác trắng còn lại ở châu Phi và 3.500 con cọp còn lại ở châu Á, thì chúng ta nên hành động nhanh chóng trong 2 tuần lễ tới để ngăn chặn sự sút giảm nhanh chóng của loại động vật và thực vật hoang dã.”
Thái Lan là điểm trung chuyển chính của hoạt động buôn bán ngà voi bất hợp pháp. Trong bài diễn văn khai mạc hội nghị, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra nói rằng Thái Lan sẽ siết chặt các luật lệ địa phương trong nỗ lực chấm dứt việc buôn bán ngà voi.
CITES nói ở châu Phi, các nhóm có võ trang ở miền bắc Cameroon và Cộng hòa Dân chủ Congo tham gia trong việc sát hại voi ở qui mô lớn.
Ông John Scanlon, tổng thư ký của CITES, nói rằng viễn ảnh vẫn đen tối đối với loài voi châu Phi:
“Năm 2011, theo ước tính của chúng tôi, căn cứ trên toàn bộ dữ liệu và phân tích mà chúng tôi làm, thì có đến 25.000 voi châu Phi bị giết bất hợp pháp trên lục địa châu Phi. Chúng tôi vẫn đang phân tích số liệu năm 2012 nhưng có vẻ như cũng không tốt đẹp hơn mà có thể còn tệ hơn. Vì vậy chúng ta đang đối phó với sự leo thang đáng kể trong việc giết hại thú bất hợp pháp và chúng ta cần đề ra các biện pháp để ngăn chặn việc này.”
Trong năm 2010, các biện pháp chống buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp đã dẫn đến việc thành lập hiệp hội quốc tế bảo vệ động vật hoang dã International Consortium on Combating Wildlife Crime. Tổ chức này bao gồm 5 tổ chức liên chính phủ là CITES, tổ chức cảnh sát quốc tế Interpol, Văn phòng chống Ma túy và Tội phạm Liên hiệp quốc, Tổ chức Hải quan Thế giới và Ngân hàng Thế giới
Ông Scanlon nói rằng trong khi sự phối hợp là cần thiết thì ý chí chính trị mạnh hơn cũng cần để chống lại hoạt động buôn bán này. Ông nói:
“Vì vậy quý vị có một đáp ứng tương xứng hơn với mức độ của rủi ro. Con đường phải đi vẫn còn dài. Chúng tôi tin rằng chúng tôi biết điều chúng tôi cần làm. Vấn đề là, các chính phủ có một quyết tâm chung để thực hiện việc này theo cách mà chúng ta cần phải làm nếu muốn thắng hay không?”
Các nhà hoạt động nói rằng mặc dù hội nghị có phần chắc sẽ chấp thuận phần lớn các đề nghị bảo vệ hệ thực và động vật, các biện pháp để mang lại sự bảo vệ cho loài cá mập nhiều hơn sẽ gặp sự phản đối nhất là từ Nhật Bản và Trung Quốc.