Châu Âu: Chính sách khắc khổ kinh tế dường như không hiệu qu
Posted: Fri Apr 27, 2012 9:24 pm
VOA - Economy
Các cuộc biểu tình tuần hành đã trở thành một cảnh quen thuộc ở Tây Ban Nha, nhưng lần này có nhiều mầu sắc nhất.
Đeo mặt nạ và mang trang phục kỳ lạ, các gái mại dâm biểu tình ở Barcelona hôm thứ Sáu chống lại kế hoạch của thành phố xem mại dâm trên đường phố là bất hợp pháp.
Phát ngôn viên của nhóm này, tự xưng là Montse, nói vì cuộc khủng hoảng kinh tế họ không thể kiếm được công việc nào khác:
“Thật sự không có cách nào khác để kiếm sống. Việc làm cần mang lại đủ tiền để nuôi gia đình.”
Số người thất nghiệp đã lên tới mức kỷ lục là 5,6 triệu người, hay gần một phần tư lực lượng có thể lao động. Cơ quan đánh giá tín dụng Standard and Poor’s đã giáng cấp khả năng trả nợ của Tây Ban Nha hôm thứ Năm và nước này đã rơi lại vào vòng suy thoái.
Tobias Blattner là kinh tế gia trưởng tại văn phòng đầu tư Daiwa. Ông nói Tây Ban Nha có ngân sách khắc khổ nhất kể từ thập niên 1970, khiến nhiều người lo ngại về viễn ảnh tăng trưởng của nước này.
Khắc khổ đối với tăng trưởng? Cuộc tranh luận hiện nay ở trung tâm cuộc khủng hoảng Châu Âu là liệu các quốc gia có thể loại bỏ các công nhân và các chương trình để trở lại nền kinh tế lành mạnh hay không.
Giống như Tây Ban Nha, Ý đang thấy lãi suất vay nợ gia tăng trong những ngày gần đây.
Cuộc khủng hoảng kinh tế khiến Thủ tướng Silvio Berlusconi ra đi nhanh chóng hồi tháng 11 năm ngoái. Tân Thủ tướng Mario Monti đã áp dụng một chương trình khắc khổ mạnh bạo.
Các nhà phân tích nói các chính phủ nợ nần chồng chất như Ý phải đối diện với một thế quân bình gay go: vừa phải thuyết phục các thị trường là họ vẫn cầm cự được, vừa phải đầu tư để tăng trưởng kinh tế.
Ngay cả Anh quốc cũng quay lại với tình trạng suy thoái. Chuyên viên Tobias Blattner của văn phòng đầu tư Daiwa nhận xét:
“Điều này cho thấy một lần nữa khắc khổ nhiều quá, một chính sách được chính phủ Anh ưa chuộng, cũng chưa hẳn là một giải pháp giúp đỡ tình hình trong lúc này.”
Nhiều chuyên viên nói, sau vài tháng dễ thở châu Âu một lần nữa có nguy cơ bước vào một cơn lốc kinh tế mới.
Các cuộc biểu tình tuần hành đã trở thành một cảnh quen thuộc ở Tây Ban Nha, nhưng lần này có nhiều mầu sắc nhất.
Đeo mặt nạ và mang trang phục kỳ lạ, các gái mại dâm biểu tình ở Barcelona hôm thứ Sáu chống lại kế hoạch của thành phố xem mại dâm trên đường phố là bất hợp pháp.
Phát ngôn viên của nhóm này, tự xưng là Montse, nói vì cuộc khủng hoảng kinh tế họ không thể kiếm được công việc nào khác:
“Thật sự không có cách nào khác để kiếm sống. Việc làm cần mang lại đủ tiền để nuôi gia đình.”
Số người thất nghiệp đã lên tới mức kỷ lục là 5,6 triệu người, hay gần một phần tư lực lượng có thể lao động. Cơ quan đánh giá tín dụng Standard and Poor’s đã giáng cấp khả năng trả nợ của Tây Ban Nha hôm thứ Năm và nước này đã rơi lại vào vòng suy thoái.
Tobias Blattner là kinh tế gia trưởng tại văn phòng đầu tư Daiwa. Ông nói Tây Ban Nha có ngân sách khắc khổ nhất kể từ thập niên 1970, khiến nhiều người lo ngại về viễn ảnh tăng trưởng của nước này.
Khắc khổ đối với tăng trưởng? Cuộc tranh luận hiện nay ở trung tâm cuộc khủng hoảng Châu Âu là liệu các quốc gia có thể loại bỏ các công nhân và các chương trình để trở lại nền kinh tế lành mạnh hay không.
Giống như Tây Ban Nha, Ý đang thấy lãi suất vay nợ gia tăng trong những ngày gần đây.
Cuộc khủng hoảng kinh tế khiến Thủ tướng Silvio Berlusconi ra đi nhanh chóng hồi tháng 11 năm ngoái. Tân Thủ tướng Mario Monti đã áp dụng một chương trình khắc khổ mạnh bạo.
Các nhà phân tích nói các chính phủ nợ nần chồng chất như Ý phải đối diện với một thế quân bình gay go: vừa phải thuyết phục các thị trường là họ vẫn cầm cự được, vừa phải đầu tư để tăng trưởng kinh tế.
Ngay cả Anh quốc cũng quay lại với tình trạng suy thoái. Chuyên viên Tobias Blattner của văn phòng đầu tư Daiwa nhận xét:
“Điều này cho thấy một lần nữa khắc khổ nhiều quá, một chính sách được chính phủ Anh ưa chuộng, cũng chưa hẳn là một giải pháp giúp đỡ tình hình trong lúc này.”
Nhiều chuyên viên nói, sau vài tháng dễ thở châu Âu một lần nữa có nguy cơ bước vào một cơn lốc kinh tế mới.