Page 1 of 1

Tổng thống Hàn Quốc làm sao tháo dỡ bế tắc Mỹ-Triều?

PostPosted: Thu Apr 11, 2019 4:43 pm
by NewsReporter
VOA - Arts and Entertainment


Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ngồi lại cùng với người đồng nhiệm Hàn Quốc Moon Jae-in ở Nhà Trắng vào ngày 11/4 để bàn cách làm thế nào để khôi phục tiến trình ngoại giao giữa Mỹ và Triều Tiên.


Tuy nhiên, trợ lý của cả hai nhà lãnh đạo nói với CNN rằng họ thấy lo rằng cuộc gặp này sẽ gây hại nhiều hơn là có lợi do quan điểm khác xa nhau về việc làm cách nào để đưa Bình Nhưỡng quay lại đàm bàn phán.


Trong cuộc gặp mặt đối mặt đầu tiên với Tổng thống Trump kể từ khi cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim ở Hà Nội sụp đổ hồi tháng 2, ông Moon sẽ cố gắng thuyết phục ông Trump rằng có những ‘dấu hiệu tiến bộ’ và rằng Triều Tiên sẵn sàng quay trở lại bàn đàm phán, hai nguồn tin nắm rõ vấn đề nói với CNN.


Cuộc gặp vốn đã quan trọng lại càng thêm quan trọng sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đưa ra một lời cảnh báo nghiêm khắc dường như là nhằm vào Mỹ khi ông nói rằng Triều Tiên ‘cần giáng một cú vào các thế lực thù địch vốn mắt nhắm mắt mở tính toán sai lầm rằng các biện pháp chế tài sẽ khiến Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên quỳ gối’.


Lời tuyên bố này của ông Kim được đưa ra tại Hội nghị Trung ương 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên khóa 7 nhóm họp hôm 10/4 ở Bình Nhưỡng và được Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin hôm 11/4.


Trước đó, Bình Nhưỡng đã cảnh báo rằng ông Kim có thể thay đổi đường hướng sau khi ông Trump bước ra khỏi các cuộc đàm phán ở Hà Nội khiến cho ông Kim và đoàn tùy tùng của ông bối rối.


Với vai trò trung gian giữa Mỹ-Triều, Tổng thống Moon được nói là sẽ đưa ra ‘những điểm cụ thể’ với ông Trump vào ngày 11/4 trong nỗ lực phá vỡ thế bế tắc cũng giống như những gì ông đã làm trước hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên hồi tháng Sáu năm 2018.


“Mục tiêu của ông Moon là tái khởi động lại các cuộc đàm phán,” một nguồn tin nói với CNN. “Điều tốt nhất mà ông Moon nhắm đến là nối lại các cuộc đàm phán và có thể là một cuộc gặp thượng đỉnh (Trump-Kim) nữa.


Trong khi ông Trump đã nói rằng ông muốn họp thượng đỉnh lần ba với ông Kim, cả hai phía đều chuẩn bị cho những khó khăn sau khi cuộc gặp Hà Nội không đem lại bất cứ thỏa thuận nào. Ông Moon hy vọng rằng ông có thể khuyến khích ông Trump đồng ý có nhượng bộ nào đó để tạo điều kiện cho các cuộc tiếp xúc nhiều hơn giữa Mỹ và Triều Tiên nhưng động thái này có thể bị thách thức từ nội bộ chính quyền ông Trump.


Sau khi ông Trump bước ra khỏi bàn đàm phán ở Hà Nội mà không đạt được thỏa thuận, người đầu tiên ông gọi điện là ông Moon.


Ông Trump khi đó đã nhờ ông Moon nói với ông Kim rằng mọi thứ cần phải tiến về phía trước và vận động ông Kim quay trở lại bàn đàm phán, theo nhiều nguồn tin nắm rõ nội dung cuộc điện đàm của hai vị nguyên thủ.


Cho dù ông Trump có đề nghị như thế nhưng ông Moon đã không gọi điện cho ông Kim, theo lời của một cố vấn Chính phủ Hàn Quốc.


Và đó không chỉ là vấn đề duy nhất mà Triều Tiên đã bác bỏ đề nghị của Hàn Quốc. Hồi tháng trước, phái đoàn Triều Tiên đã rời văn phòng liên lạc liên Triều đã rời đi mà không báo trước, và những dự án liên Triều giữa hai nước, trong đó có khai quật hài cốt binh lính và tư do hàng hải, đã bị đình chỉ.


“Kể từ cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai ở Hà Nội, mối quan hệ quân sự giữa Hàn Quốc và Triều Tiên không được tốt như chúng tôi mong đợi. Và do đó, Hàn Quốc đang tiến hành những nỗ lực của riêng mình bao gồm rà phá bom mình và khai quật hài cốt,” một quan chức cao cấp của chính phủ Hàn Quốc nói với CNN.


‘Thỏa thuận đủ tốt’


Trong cuộc gặp ở Nhà Trắng, Tổng thống Moon có lẽ đang đối mặt với thách thức ngoại giao lớn nhất của ông từ trước đến nay: khởi động lại các cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên trong bối cảnh căng thẳng và bất định dân cao.


Ông Moon Chung-in, giáo sư Đại học Yonsei và là cố vấn của ông Moon, nói rằng Hàn Quốc muốn đưa ra một bản lộ trình có thời hạn với lịch thực thi dần dần. Và có lẽ điều quan trọng nhất là Seoul đang hy vọng có được ‘thu hoạch sớm’ hay ‘thỏa thuận đủ tốt – những điều mà các quan chức Hàn Quốc cho là những gì họ cần vào lúc này để giữ thời cơ không bị trôi đi và thuyết phục Triều Tiên vẫn ở lại bàn đàm phán.


“Một thỏa thuận nhỏ không phải là thỏa thuận tồi,” một quan chức cao cấp của chính phủ Hàn Quốc giải thích. “Nó còn tùy thuộc vào thỏa thuận nhỏ đến mức nào. Nó sẽ là một thỏa thuận tốt nếu nó giúp chúng tôi có được thu hoạch sớm vốn cho phép chúng tôi thấy được hiện tại và quá khứ hạt nhân của Triều Tiên.”


Quan chức nào chỉ ra rằng một thỏa thuận nhỏ có thể bao gồm quay trở lại ý tưởng dỡ bỏ khu phức hợp hạt nhân Yongbyon hay những bước tiến ở quy mô nhỏ hơn như mở cửa văn phòng liên lạc Mỹ-Triều hay đồng ý một tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên.


Tuy nhiên, khó có khả năng chính quyền Trump sẽ cân nhắc việc đồng ý một thỏa thuận nhỏ hơn, ít tham vọng hơn với ông Kim. Ông Trump đã chứng tỏ ở Hà Nội rằng ông muốn có thỏa thuận lớn đi thẳng vào trọng tâm chương trình hạt nhân của Triều Tiên và xa hơn là chỉ dỡ bỏ khu Yongbyon.


Trừng phạt: điểm bế tắc then chốt


Một cách tiếp cận khác của ông Moon sẽ là cổ súy cho việc dỡ bỏ các lệnh cấm vận của Mỹ đối với Triều Tiên. Đó là điều mà ông Kim đã quyết liệt yêu cầu trong cuộc gặp thượng đỉnh ở Hà Nội.


Tuy nhiên, chính xác ông Moon định làm như thế nào để đạt được lệnh giảm nhẹ cấm vận với ông Trump vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cho rằng ông Moon sẽ tìm cách lôi kéo ông Trump về hướng đó nhưng cảnh báo rằng điều này có thể tiềm ẩn nguy cơ.


Ông Moon đang ở trong thế khó. Một nguồn tin cho biết ông đang bị áp lực từ phía Triều Tiên phải làm nhiều hơn để thuyết phục ông Trump nhượng bộ trong việc dỡ bỏ cấm vận một phần để đổi lấy những bước đi từ từ của Triều Tiên và giữ cho các cuộc đàm phán được tiếp tục.


Tuy nhiên, một quan chức cao cấp của chính phủ Hàn Quốc khi được hỏi liệu ông Moon có hối thúc ông Trump dỡ bỏ cấm vận hay không đã trả lời rằng ‘ông ấy sẽ không làm vậy’ và giải thích rằng các lệnh chế tài cần phải được xem xét kỹ lưỡng nhưng việc dỡ bỏ chúng tùy thuộc vào mức độ Triều Tiên giải trừ hạt nhân mạnh mẽ đến mức nào một khi hai bên đạt được thỏa thuận.


Những dự án liên Triều như du lịch giữa hai miền Triều Tiên hay mở lại Khu Công nghiệp Kaesong đều cần phải được Liên Hiệp Quốc cho miễn khỏi các lệnh trừng phạt.


Không có khả năng chính quyền Trump sẽ cho phép sự miễn trừ này do các quan chức chính quyền Mỹ đã nói rằng các lệnh trừng phạt sẽ không được tháo dỡ cho đến khi Bình Nhưỡng giải trừ hạt nhân hoàn toàn.


Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 10/4 đã phát biểu trước Quốc hội rằng ‘chúng ta cần phải tiếp tục duy trì áp lực’ trong vấn đề cấm vận Triều Tiên. Ông hứa hẹn rằng ‘kinh tế Triều Tiên sẽ suy giảm trong năm nay’.


Tuy nhiên, ông Trump lại nóng lòng giữ cho thời cơ không bị trôi đi với ông Kim kể từ thất bại ở Hà Nội. Thậm chí ông còn viết trên Twitter rằng không cần các lệnh chế tài mới sau khi Bộ Tài chính loan báo các hành động mới đối với hai thực thể Trung Quốc.


Cả Mỹ và Hàn Quốc đều muốn có cuộc gặp nữa với ông Kim. Phía Hàn Quốc hy vọng rằng ông Moon sẽ gặp lại ông Kim sau cuộc gặp với ông Trump, nhưng không rõ liêu ông có thể nói điều gì mà ông Kim nuốn nghe hay không do khả năng có tranh cãi trong cuộc gặp ở Nhà Trắng.


Seoul cũng cảnh giác về những tác động mà ông John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, có thể có nếu ông này tham gia chặt chẽ vào cuộc gặp với ông Moon hay bất cứ cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên nào do tác động bất lợi mà Seoul tin rằng ông này gây ra trong cuộc gặp thượng đỉnh ở Hà Nội.


“Có sự hiểu biết rộng rãi rằng ông John Bolton đã đóng vai trò rất, rất tiêu cực,” ông Moon Chung-in nói về cuộc gặp thượng đỉnh ở Hà Nội.


Bước đi kế tiếp của ông Kim?


Bước đi kế tiếp của ông Kim đương nhiên sẽ rất quan trọng. Chỉ vài giờ trước khi ông Trump và ông Moon gặp nhau ở Washington, ông Kim dự kiến sẽ có bài phát biểu trước Hội đồng Nhân dân Tối cao – tức Quốc hội nước này. Và vào đầu tuần sau Triều Tiên sẽ kỷ niệm ngày sinh của ông nội ông Kim là ông Kim Nhật Thành, nhà lãnh đạo lập quốc.


Ông Kim Jong-un vẫn đang cân nhắc các lựa chọn bao gồm các biện pháp mang tính khiêu khích, chẳng hạn như phóng vệ tinh trong nỗ lực giành lại đòn bẩy bằng cách gia tăng căng thẳng với Mỹ hay chọn đi con đường khác: nỗ lực nối lại con đường ngoại giao trong khi tiếp tục tìm kiếm dỡ bỏ cấm vận, một nguồn tin cho biết.


Ông Kim cũng có kế hoạch đến Nga gặp Tổng thống Vladimir Putin. Hàn Quốc nói họ không lo lắng về chuyến thăm này, nhưng nó có thể làm phức tạp hơn tiến trình ngoại giao giữa Mỹ, Triều Tiên và Hàn Quốc.