Trung Quốc bắt 13.000 ‘kẻ khủng bố’ ở Tân Cương
Hôm 18/3, Chính quyền Trung Quốc cho biết đã bắt giữ gần 13.000 “tên khủng bố” ở Tân Cương kể từ năm 2014 cho đến nay, theo hãng tin Reuters.
Đây là thông tin do Bắc Kinh đưa ra trong một báo cáo nhằm bảo vệ cho chính sách bài trừ các quan điểm cực đoan đối với người Hồi giáo ở khu vực Tân Cương.
Hãng tin AP nói bản báo cáo dài lê thê này cho thấy những nỗ lực của chính phủ nhằm kiềm chế chủ nghĩa cực đoan tôn giáo nhưng lại đưa ra quá ít bằng chứng về các tội ác đã xảy ra.
Vùng Tân Cương xa xôi từ trước đến nay bị đóng cửa đối với người ngoài, và những người dân trước đây và các nhà hoạt động ở nước ngoài cho rằng chính quyền trừng phạt những ai đơn thuần bày tỏ quan điểm về bản sắc Hồi giáo, cũng theo AP.
Trung Quốc đã phải đối mặt với các chỉ trích quốc tế ngày càng tăng đối với việc Bắc Kinh thiết lập các cơ sở giam giữ tập trung mà các chuyên gia LHQ nói là giam hơn một triệu người dân tộc Uighur và những người Hồi giáo khác.
Bắc Kinh nói rằng họ cần các biện pháp để ngăn chặn mối đe dọa của phiến quân Hồi giáo, và gọi các trại giam này là các trung tâm đào tạo nghề.
Kể từ năm 2014 cho đến nay, Tân Cương đã “tiêu diệt 1.588 băng đảng bạo lực và khủng bố, bắt giữ 12.995 kẻ khủng bố, thu giữ 2.052 thiết bị nổ, trừng phạt 30.645 người vì thực hiện 4.858 hoạt động tôn giáo bất hợp pháp và tịch thu 345.229 bản sao tài liệu tôn giáo bất hợp pháp,” bản báo cáo viết.
Truyền thông Trung Quốc cho biết chỉ một số ít người phải đối mặt với sự trừng phạt nghiêm khắc, chẳng hạn như những kẻ cầm đầu các nhóm khủng bố, trong khi những người bị ảnh hưởng bởi tư duy cực đoan lại được giáo dục và đào tạo để tu dưỡng, cải biến từ lỗi lầm của họ.
So với các khu vực còn lại của đất nước, Tân Cương dù có khác biệt về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa, vẫn là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ đại, theo báo chí Trung Quốc.
Các chuyên gia và các nhà hoạt động người Uighur tin rằng các trại tập trung này là một phần chiến dịch của chính phủ nhằm thanh lọc sắc dân thiểu số, những người đã sinh sống ở khu vực này từ lâu trước khi xuất hiện làn sóng di cư người Hán trong những thập kỷ gần đây.
Hôm 18/3, Chính quyền Trung Quốc cho biết đã bắt giữ gần 13.000 “tên khủng bố” ở Tân Cương kể từ năm 2014 cho đến nay, theo hãng tin Reuters.
Đây là thông tin do Bắc Kinh đưa ra trong một báo cáo nhằm bảo vệ cho chính sách bài trừ các quan điểm cực đoan đối với người Hồi giáo ở khu vực Tân Cương.
Hãng tin AP nói bản báo cáo dài lê thê này cho thấy những nỗ lực của chính phủ nhằm kiềm chế chủ nghĩa cực đoan tôn giáo nhưng lại đưa ra quá ít bằng chứng về các tội ác đã xảy ra.
Vùng Tân Cương xa xôi từ trước đến nay bị đóng cửa đối với người ngoài, và những người dân trước đây và các nhà hoạt động ở nước ngoài cho rằng chính quyền trừng phạt những ai đơn thuần bày tỏ quan điểm về bản sắc Hồi giáo, cũng theo AP.
Trung Quốc đã phải đối mặt với các chỉ trích quốc tế ngày càng tăng đối với việc Bắc Kinh thiết lập các cơ sở giam giữ tập trung mà các chuyên gia LHQ nói là giam hơn một triệu người dân tộc Uighur và những người Hồi giáo khác.
Bắc Kinh nói rằng họ cần các biện pháp để ngăn chặn mối đe dọa của phiến quân Hồi giáo, và gọi các trại giam này là các trung tâm đào tạo nghề.
Kể từ năm 2014 cho đến nay, Tân Cương đã “tiêu diệt 1.588 băng đảng bạo lực và khủng bố, bắt giữ 12.995 kẻ khủng bố, thu giữ 2.052 thiết bị nổ, trừng phạt 30.645 người vì thực hiện 4.858 hoạt động tôn giáo bất hợp pháp và tịch thu 345.229 bản sao tài liệu tôn giáo bất hợp pháp,” bản báo cáo viết.
Truyền thông Trung Quốc cho biết chỉ một số ít người phải đối mặt với sự trừng phạt nghiêm khắc, chẳng hạn như những kẻ cầm đầu các nhóm khủng bố, trong khi những người bị ảnh hưởng bởi tư duy cực đoan lại được giáo dục và đào tạo để tu dưỡng, cải biến từ lỗi lầm của họ.
So với các khu vực còn lại của đất nước, Tân Cương dù có khác biệt về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa, vẫn là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ đại, theo báo chí Trung Quốc.
Các chuyên gia và các nhà hoạt động người Uighur tin rằng các trại tập trung này là một phần chiến dịch của chính phủ nhằm thanh lọc sắc dân thiểu số, những người đã sinh sống ở khu vực này từ lâu trước khi xuất hiện làn sóng di cư người Hán trong những thập kỷ gần đây.