Page 1 of 1

Báo cáo: Đa số nước đạt tiến bộ về dân chủ, VN dậm chân tại

PostPosted: Wed Jan 09, 2019 5:55 pm
by NewsReporter
VOA - Arts and Entertainment


Việt Nam tiếp tục là một trong những nước kém dân chủ nhất ở Châu Á vào trên thế giới trong khi đa số các nước đạt được tiến bộ trong năm 2018, theo bảng xếp hạng mới công bố của một công ty phân tích dữ liệu kinh tế hàng đầu thế giới.


Báo cáo Chỉ số Dân chủ 2018 của The Economist Intelligence Unit ở Anh công bố hôm thứ Tư cho thấy thứ hạng của Việt Nam năm 2018 gần như không thay đổi so với năm 2017, đứng ở vị trí thứ 139 trong số 167 nước được đánh giá và thuộc nhóm các nước “Độc tài” - chế độ kém dân chủ nhất trong số bốn chính thể theo phân loại của EIU.


Các chính thể khác bao gồm “Dân chủ Trọn vẹn,” “Dân chủ Có Khuyết điểm” và “Chính thể Hỗn hợp,” với mức độ dân chủ từ cao hơn cho tới thấp hơn.


Trong nhóm các nước độc tài ở Châu Á, Việt Nam dân chủ hơn Lào và Triều Tiên nhưng kém hơn Trung Quốc, Campuchia, và Myanmar, theo EIU. Triều Tiên tiếp tục xếp chót bảng trong khi Trung Quốc là nước có mức tăng hạng lớn nhất trong số các nước độc tài ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đứng ở vị trí 130 so với 139 vào năm 2017.


Chỉ có ba nước ở Châu Á là Việt Nam, Trung Quốc và Triều Tiên bị nhận điểm 0 trong hạng mục đánh giá về tiến trình bầu cử và thể chế đa nguyên. Đây là một trong năm hạng mục được tính trong chỉ số dân chủ. Các hạng mục khác bao gồm sự vận hành của chính phủ, sự tham gia chính trị, văn hóa chính trị, và các quyền tự do dân sự.


Chỉ số năm 2018 của Việt Nam cho thấy mức độ dân chủ ở quốc gia cộng sản này gần như không thay đổi trong chiều hướng đi xuống những năm gần đây, theo EIU. Số điểm cao nhất mà Việt Nam nhận được là vào năm 2015.


Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương chứng kiến sự cải thiện về dân chủ trong năm 2018, EIU cho biết, với tỉ lệ tham gia chính trị cao hơn trên toàn khu vực là động lực chính. Trong khi đó, các nước Bắc Âu cùng Canada, Úc và New Zealand tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng các nước dân chủ nhất thế giới.


Tạp chí The Economist nhận định 2018 là năm mà sự suy thoái dân chủ chững lại giữa bối cảnh những nguy cơ đối với nền dân chủ khắp thế giới đã trở nên “ngày càng rõ ràng.” Tuy nhiên đây có thể chỉ là sự chững lại nhất thời thay vì là dấu chấm hết cho sự suy thoái dân chủ, tạp chí này cảnh báo.


“Sự gia tăng ở mức độ tham gia, cộng thêm sự trấn áp liên tục nhắm vào các quyền tự do dân sự như quyền tự do biểu đạt, có tiềm năng gây biến động lớn,” The Economist viết. “Đây có thể là công thức cho sự bất ổn trong năm 2019.”