Đại sứ Mỹ 'Không tưởng tượng được’ Suu Kyi bào chữa việc bỏ
Phát biểu của nhà lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi hôm 14/9, rằng việc bỏ tù hai phóng viên của Reuters ‘không có liên quan gì đến tự do ngôn luận’, và họ có thể kháng án chống bản án bảy năm tù, đã khởi lên phản ứng gay gắt từ Hoa Kỳ.
Trong phát biểu công khai đầu tiên về vụ án kể từ khi phóng viên Wa Lone, 32 tuổi, và phóng viên Kyaw Soe Oo, 28 tuổi, bị kết tội hồi tuần trước, bà Suu Kyi viện dẫn một đạo luật thời thuộc địa được dùng để buộc tội hai nhà báo.
"Họ không bị bỏ tù vì họ là các nhà báo, mà bị bỏ tù bởi vì tòa án kết luận rằng họ vi phạm Đạo luật Bí mật của nhà nước".
Bà Suu Kyi nói tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Hà Nội:
"Họ không bị bỏ tù vì họ là các nhà báo, mà bị bỏ tù bởi vì tòa án kết luận rằng họ vi phạm Đạo luật Bí mật của nhà nước".
Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley mô tả bình luận của bà Suu Kyi là “không thể tưởng tượng được”, trong lời chỉ trích gay gắt nhất nhắm trực tiếp vào nhà lãnh đạo Myanmar do một quan chức Mỹ đưa ra.
Hôm thứ năm, bà Haley viết trên Twitter: “Đầu tiên, bà chối bỏ hành động ngược đãi người Rohingya dưới tay quân đội Miến Điện, và bây giờ bà biện minh cho việc giam giữ hai phóng viên của Reuters tường trình về các hành vi thanh tẩy sắc tộc. Thật không thể tin được! ”
Phát biểu tại một cuộc họp báo sau đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Heather Nauert nói Washington không đồng ý với nhiều ý kiến mà bà Suu Kyi đã đưa ra, và yêu cầu Myanmar phóng thích lập tức hai nhà báo Reuters.
“Phán quyết đó đặt nghi vấn về quyền tự do báo chí ở Myanmar”, bà Nauert nói. "Chúng tôi tiếp tục kêu gọi chính phủ Miến Điện hành động lập tức để xóa bỏ sự bất công này."
Hai nhà báo Wa Lone và Kyaw Soe Oo bị kết án hôm 3 tháng 9 trong một vụ án đã làm dấy lên những nghi vấn về sự tiến bộ của Myanmar hướng tới dân chủ.
Hai nhà báo không nhận tội. Trước khi bị bắt giữ, họ đang điều tra vụ 10 dân làng thuộc nhóm thiểu số Hồi giáo Rohingya bị lực lượng an ninh Myanmar giết hại. Quân đội Myanmar sau đó thừa nhận những vụ giết người và cho biết đã trừng phạt một số binh sĩ.
Hoa Kỳ từng mạnh mẽ ủng hộ bà Suu Kyi như một biểu tượng đấu tranh cho dân chủ trong những năm 1980, lúc bà bị giam cầm trong nhiều năm vì đã đứng lên chống tập đoàn quân nhân cai trị Myanmar. Cũng nhờ thành tích đó, bà Suu Kyi được trao giải Nobel Hòa bình.
Nhưng những lời chỉ trích đã bắt đầu nổi lên từ phương Tây sau khi bà Suu Kyi giữ im lặng trước những hành động ngược đãi của quân đội Myanmar chống lại người Rohingya, và thái độ của bà về cách đối xử với các nhà báo.
</form>