Page 1 of 1

Làng lụa Mã Châu

PostPosted: Wed Apr 18, 2018 11:41 am
by NewsReporter
VOA - Arts and Entertainment


Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Làng dệt Mã Châu, Duy Xuyên, Quảng Nam hình thành và tồn tại trên 500 năm nay. Trải qua không biết bao nhiêu biến cố, thăng trầm thời gian, làng Mã Châu vẫn giữ nếp nghề ươm tơ, dệt lụa. Nhưng trong vòng chưa đầy 50 năm, kể từ 1975 đến nay, có quá nhiều thay đổi ở làng dệt Mã Châu và nguy cơ bị xóa mất của một làng nghề đang hiện ra trước mắt. Đi giữa làng lụa Mã Châu nhưng không thể tìm ra được một tấc lụa bởi không còn ai dệt lụa. Ông Phan Anh Dũng, người từng trồng dâu, nuôi tằm dệt lụa lâu năm ở Mã Châu, chia sẻ với VOA: “Cái nghề phát triển từ trước năm 75, rất thịnh vượng. Sau năm 75, giai đoạn đầu cũng rất phát triển, người ta nghe tiếng lụa Ma Châu nghe như một trận mưa rất sầm uất, nhưng đến những năm 90 trở về sau thì hàng hóa nước ngoài tràn ngập, người ta ế dần, người ta nghỉ dần, dẫn đến giờ họ không làm nữa.” Ông Trịnh Anh, người trồng dâu, nuôi tằm, từng dệt lụa ở Mã Châu, chia sẻ với VOA “Đây là nghề truyền thống lâu lắm rồi, trước đây có bến đò tơ, làng lụa Mã Châu có tiếng lâu lắm rồi. Nhưng giờ người ta trồng như đối phó tại vì kinh tế giờ khó khăn, đầu ra của lụa ở Việt Nam không có giá, họ làm ra lỗ nên họ không muốn làm nữa.” Lụa Mã Châu chủ yếu dệt thủ công với các công đoạn trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, kéo sợi và dệt lụa rất tốn kém nhưng lại không có đầu ra. Cộng thêm lụa tơ tằm công nghiệp Trung Quốc liên tục nhập sang Việt Nam với giá rẻ đã khiến cho lụa Mã Châu không còn đất sống. Người dệt lụa chuyển sang dệt vải ka tê gia công cho các xí nghiệp dệt. Và tuyệt nhiên không còn người nào dệt lụa ở Mã Châu. Ngay cả việc dệt gia công cho các xí nghiệp cũng không thể cứu nghề dệt ở Mã Châu đủ sức vượt qua khốn khó. Bởi người thợ dệt chỉ có thể thu nhập từ 75 ngàn đồng đến 150 ngàn đồng mỗi ngày mà phải làm việc từ 5h sáng đến 8h tối thì khó ai giữ nghề. Bà Trần Thị Đây, thợ dệt Mã Châu, chia sẻ với VOA: “Thu nhập tùy theo mình dệt, như bình quân hai người dệt thì một ngày kiếm được 150 ngàn đồng. Như hôm Tết tới giờ có hàng thì hia người một ngày được 200 ngàn, làm từ 5 giờ sáng đến 8 giờ tối mà hai người được 200 ngàn thì mỗi người được 100 ngàn chứ mấy, coi như ngày công mình cũng còn thấp…” Người vẫn còn giữ nghề trồng dâu nuôi tằm như ông Trịnh Anh thì chuyển sang cung cấp tằm cho các quán nhậu với giá 80 ngàn đồng mỗi ký lô. Các vườn dâu, bãi biền dâu một thuở được trồng bắp, trồng khoai, trồng đậu, người thợ làm khung cửi lại chuyển sang làm bác nông dân, quen với cái cuốc, cái cày thay cho khung cửi, go, lược, con thoi, con suốt… một thuở. Ông Trịnh Anh, người trồng dâu, nuôi tằm, từng dệt lụa ở Mã Châu, chia sẻ với VOA: “Ngày xưa là người ta trồng dâu nuôi tằm để ươm tơ, dệt lụa. Nhưng bây giờ thực tế điều kiện kinh tế khó khăn, hàng hóa tiêu thụ khó thành ra người ta làm tằm ra để bán cho quán nhậu thôi, tằm chín là người ta bán cho quán nhậu thôi chứ ít ai làm kén để dệt lụa hết.” Ông Phan Anh Dũng, người từng trồng dâu, nuôi tằm và dệt lụa ở Mã Châu, chia sẻ với VOA: “Hồi đó trồng một bãi dâu xanh ngát xuống dưới kia nhưng giờ họ phá hết, họ làm hoa màu hết để canh tác. Trồng dâu ngày xưa họ trồng cả một cây dài, họ dự định 15 đến 20 năm sau mới phá, để có độ chắc dưới cát nhưng rồi một thời gian không hiệu quả nên họ phá hết.” Sau 50 năm, sau những thay đổi của lịch sử và đã nỗ lực duy trì nghề, dường như làng lụa Mã Châu đã chính thức đi vào bảo tàng, những gì còn lại của làng dệt lụa Mã Châu một thuở chỉ là ký ức đẹp về một làng nghề trong ca dao Mã Châu con gái mỹ miều/ Sáng ra dệt lụa buổi chiều ươm tơ…!