Page 1 of 1

Luật sư Đức của Trịnh Xuân Thanh: "Tôi bị cấm nhập cảnh Việt

PostPosted: Fri Jan 05, 2018 10:12 am
by NewsReporter
VOA - Arts and Entertainment


Ba ngày trước phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh, luật sư người Đức từng giúp cựu lãnh đạo ngành dầu khí xin tị nạn ở nước của bà không được nhập cảnh vào Việt Nam.


Bà Petra Schlagenhauf cho VOA biết bà đã bị “cấm vào Việt Nam” vào lúc 8 giờ tối (giờ địa phương) ngày 4/1 dù đã đáp máy bay tới Hà Nội.





Họ không cho tôi biết lý do vì sao nhưng tôi có nghe thấy họ nói với nhau rằng tôi là ‘luật sư của ông Thanh.






Phiên tòa xử ông Thanh, người bị Việt Nam cáo buộc làm thất thoát 3.300 tỷ đồng (147 triệu USD), cùng hàng chục quan chức PetroVietnam dự kiến sẽ diễn ra ngày 8/1 tại Hà Nội.


Đức cáo buộc mật vụ Việt Nam bắt cóc ông Thanh tại Berlin trong khi Hà Nội tuyên bố người đàn ông 51 tuổi bị cáo buộc tội tham nhũng đã tự nguyện về Việt Nam đầu thú sau một thời gian trốn chạy.


Trong một email gửi cho VOA từ Bangkok sáng sớm ngày 5/1, luật sư người Đức nói bà bị buộc quay trở lại Bangkok và đang chờ chuyến bay về Berlin.


“Họ không cho tôi biết lý do vì sao nhưng tôi có nghe thấy họ nói với nhau rằng tôi là ‘luật sư của ông Thanh,” bà Schlagenhauf cho biết.


“Đại sứ Đức đã nói chuyện về trường hợp của tôi với phía Việt Nam nhưng không có kết quả.”



VOA không thể liên lạc ngay lập tức với Sứ quán Đức ở Hà Nội để biết thêm chi tiết về vụ việc.


Sứ quán Đức hôm 20/12 cho VOA biết họ dự định sẽ “quan sát” phiên tòa sắp tới xử Trịnh Xuân Thanh.


Bà Schlagenhauf dự định tới Việt Nam để phối hợp với các cộng sự về vụ việc của ông Thanh trong thời gian diễn ra các phiên xét xử dự kiến kéo dài trong khoảng 10 ngày đến 2 tuần. Luật sư này nói bà không có ý định tham dự phiên tòa vì “điều này không hợp pháp” khi bà là luật sư người Đức chứ không phải Việt Nam.


Ông Thanh, người sẽ bị xử trong 2 phiên tòa riêng biệt, sẽ có nhiều khả năng nhận án tử hình, theo nhận định của bà Schlagenhauf.


Trong một lần trả lời VOA trước đây, bà Schlagenhauf nói việc kết luận cho rằng thân chủ của bà là có tội đã được định trước. “Phiên xét xử này sẽ không đáp ứng được tiêu chuẩn của một vụ xét xử công bằng. Sự thể đó là điều không thể chấp nhận được.”


Theo truyền thông trong nước, đây là một phiên tòa được nhiều người mong đợi vì trong số hơn 20 bị can bị xét xử sẽ có cựu ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng. Ông Thanh được coi là một “thuộc hạ thân tín” của ông Thăng. Cả 2 cùng từng là lãnh đạo ngành dầu khí và bị cáo buộc tội danh “cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng.”