Page 1 of 1

Các cường quốc thế giới ủng hộ kế hoạch thống nhất Libya

PostPosted: Sun Dec 13, 2015 5:33 pm
by NewsReporter
VOA - Arts and Entertainment

Ngoại trưởng Ý Paolo Gentiloni (giữa), Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về Libya Martin Kobler trong một cuộc họp báo chung sau hôi nghị quốc tế về Libya tại Bộ Ngoại giao Ý ở Rome, ngày 13 tháng 12, 2015.

Các cường quốc thế giới đã kết thúc một hội nghị với những đại diện của hai phe phái kình địch ở Libya, khẳng định sự ủng hộ đối với kế hoạch thành lập một chính phủ đoàn kết được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn.


Những đại diện của 17 nước và bốn cơ quan thế giới đã hội đàm với những quan chức của Libya tại Rome vào Chủ nhật, trong một cuộc họp dưới sự chủ trì của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Ý Paolo Gentiloni.


Cuộc họp diễn ra trong khi hai chính phủ kình địch của Libya chuẩn bị ký một thỏa thuận thống nhất ở Morocco vào ngày thứ Tư.


Đã tới lúc "phá vỡ bế tắc" và tiến về phía trước vì tương lai của Libya, ông Kerry phát biểu trong một cuộc họp báo với ông Gentiloni và đặc phái viên Liên Hiệp Quốc Martin Kobler.


Ông cho biết một thông cáo được các cường quốc ký ở Rome kêu gọi tất cả các bên chấp nhận một lệnh ngừng bắn ngay lập tức và toàn diện, một khi thỏa thuận được ký kết.


Ông Kobler cho biết ngoài hai chính phủ kình địch, thỏa thuận này cũng sẽ được ký bởi những nhà lãnh đạo của các đảng phái chính trị tại Libya và những quan chức khác. Ông nói điều quan trọng là phải tập hợp được những nhân vật thiết yếu vì thỏa thuận này cần tính chính danh.


Đa số người dân Libya đã "chán ngán" cuộc xung đột, sự bất lực trong việc quản trị đất nước và sự hiện diện ngày càng lớn mạnh của Daesh (Nhà nước Hồi giáo), một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ nói.



Đại diện của hai phe phái chính trị kình địch ở Libya ký các văn kiện sau khi đạt được đồng thuận về việc chấp dứt xung đột, ngày 6 tháng 12, 2015.

Đại diện của hai phe phái chính trị kình địch ở Libya ký các văn kiện sau khi đạt được đồng thuận về việc chấp dứt xung đột, ngày 6 tháng 12, 2015.

Trong một cuộc họp cung cấp thông tin, quan chức này cho biết những yếu tố đó đã giúp thúc đẩy hai phe phái kình địch của Libya vượt qua những khác biệt và bằng lòng ký thỏa thuận được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn vào ngày 16 tháng 12.


Quan chức này cho biết hội nghị ở Rome là để cho thấy lập trường thống nhất của những nước láng giềng của Libya, những nước có thế lực trong khu vực và những nước thành viên khác của cộng đồng quốc tế, để thể hiện sự ủng hộ đối với sự đồng thuận quốc gia ở Libya.


Ông Gentiloni cho biết thỏa thuận mới của Libya phải "bao gồm nhiều thành phần" để có thể được duy trì. "Chúng ta không thể có một chính phủ Libya thứ ba lưu vong ở nước ngoài cùng với hai chính phủ song song trong nước," ông nói.


Lo ngại ngày càng lớn về IS


Diễn biến này diễn ra vào lúc quốc tế đang ngày càng lo ngại về sự hiện diện của Nhà nước Hồi giáo ở Libya.


Một báo cáo hồi tháng 11 của một tổ chức giám sát của Liên Hiệp Quốc cho biết tổ chức khủng bố này có 2.000 đến 3.000 chiến binh ở Libya, khoảng một nửa trong số này tập trung ở thành phố ven biển Sirte đã bị Nhà nước Hồi giáo kiểm soát.


Những hiểm họa Nhà nước Hồi giáo ở Libya đã khiến các nước láng giềng của Libya lo lắng.


Nhóm Nhà nước Hồi giáo đã nhận trách nhiệm thực hiện vài vụ tấn công ở Tunisia, bao gồm một vụ tấn công hồi tháng 6 ở thành phố du lịch Sousse khiến 38 người chết. Nhà chức trách Tunisia cho biết những tay súng đã huấn luyện tại một trại quân sự ở Libya.


Bất ổn ở Libya tăng cao sau khi nhà cựu lãnh đạo Moammar Gadhafi bị lật đổ và sau đó bị sát hại vào năm 2011.


Trong hơn một năm, một chính phủ được quốc tế công nhận đã hoạt động ở miền đông của đất nước, trong khi thủ đô Tripoli nằm dưới quyền kiểm soát của một liên minh dân quân với sự ủng hộ của phe chủ trương Hồi giáo.