Myanmar trồng cà phê thay thế cây thuốc phiện

PostMon Jul 20, 2015 11:23 am

VOA - Arts and Entertainment

Những cây thuốc phiện được trồng phổ biến trên đồi dốc ở Myanmar.

Đối với nông gia Long San, 54 tuổi, trồng cây nha phiến đơn thuần là điều hợp lý về kinh tế.


Ông bắt đầu trồng cây thẩu – sinh ra loại nhựa có thể điều chế thành bạch phiến, cách đây 6 năm khi thị trường dành cho hoa mầu truyền thống thu về tiền mặt bị sụp đổ. Cũng như đa số dân chúng xã Long Tway, trên những ngọn đồi dốc trong bang Shan miền nam Myanmar, ông thường trồng trên những cánh đồng của ông lá cheroot, dùng để quấn xì-gà.


Ông nói: “Sau khi tôi chuyển qua trồng cây nha phiến, tôi kiếm được khoảng 2 ngàn 500 đôla một năm. Với lá cheroot, tôi chỉ kiếm được có 250 đôla.”


Bất kể mức lợi ấy, ông Long San và các nông gia khác trong vùng được VOA phỏng vấn nay nói rằng thu hoạch thuốc phiện không đều, đất sói mòn do việc khai quang những ngọn đồi để trồng cây thẩu, và mối đe dọa của các chương trình chính phủ nhằm xóa cây nha phiến có nghĩa là họ sẵn sàng từ bỏ loại hoa mầu bất hợp pháp ấy.


Kể từ cuối năm ngoái Văn phòng Bài trừ Tội phạm và Ma túy của LHQ (UNODC) đã đề nghị trồng cà phê thay thế. Họ hy vọng độ cao của vùng đồi núi sẽ thích hợp cho việc sản xuất cà phê chất lượng cao để xuất khẩu.


Cà phê trồng trong bóng mát vùng Tam Giác Vàng


Hình ảnh chụp bằng vệ tinh cho thấy khoảng 57 ngàn 600 hectar đất ở Myanmar được dùng để trồng cây thẩu vào năm ngoái, sản xuất ra khối lượng thu hoạch lớn nhất thế giới sau Afghanistan. Các chuyên gia nói đại đa số lượng nha phiến được tinh chết thành bạch phiến ở nơi khác trong bang Shan và xuất khẩu qua Trung Quốc, nơi thị trường ma túy trong nước đã bùng phát cùng với mức sống cao hơn.


Ông Long San nói năm ngoái ông đã trồng cà phê trên nửa hecta đất của mình, xen lẫn với các cây sồi bạc để lấy bóng mát. Ông cho biết ông dự tính tăng gấp đôi số lượng đó trong mùa mưa này.


Ông Long San vẫn trồng cây nha phiến trên một phần đất của ông, nhưng ông nói ông dự định bỏ hẳn loại hoa mầu này khi cà phê, là loại hạt phải mất ba năm mới đạt được mức trưởng thành, bắt đầu có lời.


Ông nói: “Sang năm những cánh đồng này sẽ toàn là cà phê".


Đứng đầu dự án là ông Jochen Wiese, trưởng cố vấn kỹ thuật của UNODC về phát triển thay thế ở Myanmar. Chuyên viên mang quốc tịch Đức này đã dành 28 năm để phát triển các chương trình tương tự ở Nam Mỹ, và đã trở lại đảm nhận vấn đề cây thẩu ở Myanmar sau khi về hưu.


Ông Wiese nói phương pháp của dự án là tập trung vào những khu vực nhỏ trong cố gắng tranh thủ các cộng đồng ra khỏi tình trạng kinh tế “méo mó” của việc trồng cây thẩu. UNODC đang bắt đầu ở quy mô nhỏ, với chỉ có 450 nông gia khắp một vài làng mỗi người trồng nửa hecta cà phê và cây sồi bạc.


Ông nói: “Chúng tôi phải chứng minh cho dân chúng rằng qua thu nhập đây sẽ là một thành quả tốt, chúng tôi không thể đến một trăm địa điểm khác nhau, chúng tôi phải làm việc một cách rất tập trung". Ông cho biết thêm là các nông gia “rất nhiệt thành” về dự án.


Ông nói: “Mọi người đều muốn có thêm nửa hecta nữa". Và ông dự đoán rằng 600 hecta cà phê sẽ được trồng vào cuối năm nay. “Đây là một chỉ dấu rất tốt về sự quan tâm và ý chí thực sự của mọi người muốn thay đổi".



“Tôi nuôi hy vọng cao là việc này sẽ có lợi cho mức sống của tôi. Tôi tin rằng có thị trường quốc tế cho cà phê, vì thế tôi rất vui lòng trồng cà phê".



Lợi nhuận về nha phiến thúc đẩy giao tranh trong bang Shan


LHQ cung cấp hạt cà phê và phân bón và dành các hình thức hỗ trợ khác cho nông gia. Cơ quan này cũng giúp nông gia thành lập các hợp tác xã để khắc phục vấn đề tiết kiệm cân đo cần có để xuất khẩu hạt cà phê qua các thị trường quốc tế.


Nhưng với nhu cầu to lớn về bạch phiến của thị trường Trung Quốc, tình hình tại bang Shan trở nên khó khăn hơn vì thiếu hòa bình ở vùng đối núi. Các nhóm sắc tộc có vũ trang và chính phủ Myanmar trành giành kiểm soát đất đai. Bất kể một thỏa thuận ngưng bắn giữa chính phủ và tổ chức địa phương lớn nhất là Đạo quân miền Nam bang Shan, các vụ xung dột thường bùng ra.


LHQ ước tính thu hoạch nha phiến của Myanmar trong 2 năm vừa qua gộp lại có thể trị giá 880 triệu đôla, và ông Tom Kramer, một nhà Nghiên cứu thuộc dự án về dân chủ và ma túy của Viện Xuyên Quốc gia có trụ sở ở Hà Lan, nói rằng các nhóm thuộc mọi bên trong vụ xung đột dựa vào lợi nhuận của công cuộc mua bán ma túy.


Ông nói: “Rất ít các thành phần can dự vào vụ xung đột ở bang Shan, kể cả quân đội Myanmar, có thể tự nhận là mình không nhúng tay vào công cuộc mua bán ma túy. Đó là một thực tế".


“Họ can dự dưới các hình thức khác nhau, đối với một số người chỉ là vấn đề thuế, một số có thể can dự ở mức độ nào đó vào việc mua bán lậu.”


Ông Kramer nói các nỗ lực bài trừ của chính phủ Myanmar là một công cụ thô sơ để giải quyết sản lượng nha phiến.


“Không có bằng chứng ở bất cứ nơi nào cho thấy chương trình xóa ma túy giảm thiểu sản lượng nha phiến.” Ông Kramer nói và giải thích rằng ở Afghanistan chẳng hạn, nông gia đối mặt với sự đe dọa của chính phủ khai quang một số cánh đồng của họ, sẽ lại chỉ trồng thêm cây thẩu cho chắc ăn.


Một nông gia khác tham gia vào chương trình của LHQ, ông Sai San Oo, 48 tuổi, nói rằng trong những năm vừa qua, một số cánh đồng của ông đã bị chính phủ khai quang. Ông buộc phải đi làm gia công hàng ngày để bù lại khoản thu nhập bị mất đi, nhưng lại trở lại trồng cây thẩu vào năm sau đó. Tuy nhiên, nay ông cho biết ông muốn chuyển tất cả các cánh đồng của ông sang trồng cà phê.


Ông Oo nói: “Tôi nuôi hy vọng cao là việc này sẽ có lợi cho mức sống của tôi. Tôi tin rằng có thị trường quốc tế cho cà phê, vì thế tôi rất vui lòng trồng cà phê.”


NewsReporter
 
Posts: 88122
Joined: 05/16/2011

Return to Văn Nghệ Và Điện Ảnh - Arts and Entertainment

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1151 guests

cron