Page 1 of 1

Cột mốc với VN ‘có thể bị cắm sai’ trong lãnh thổ Campuchia

PostPosted: Sat Jul 18, 2015 11:11 am
by NewsReporter
VOA - Arts and Entertainment

Phát biểu tại một buổi lễ tốt nghiệp ở Phnom Penh, ông Hun Sen nói rằng “83% biên giới đã được cắm mốc, và vẫn còn 17% chưa làm

Thủ tướng Hun Sen mới lên tiếng thừa nhận rằng một số cột mốc trên biên giới với Việt Nam có thể bị cắm sai bên trong lãnh thổ Campuchia, nhưng cho biết chính quyền Phnom Penh có thể xem xét lại điều này, đồng thời “yêu cầu chỉnh sửa”.


Tuyên bố của ông Hun Sen được đưa ra trong bối cảnh các nhà lập pháp đối lập mở chiến dịch điều tra việc “Việt Nam lấn đất”, đồng thời cáo buộc chính phủ trung ương “đồng lõa để cho cắm cột mốc biên giới trong phần lãnh thổ Campuchia”.


Tuy nhiên, người đứng đầu nội các Campuchia nhiều lần bác bỏ các tố cáo đó, nhưng trong tuần này nói rằng các cột mốc dọc theo biên giới kéo dài 1.228 km trên biên giới với Việt Nam có thể sẽ cần phải xem xét lại.


Phát biểu tại một buổi lễ tốt nghiệp ở Phnom Penh, ông Hun Sen nói rằng “83% biên giới đã được cắm mốc, và vẫn còn 17% chưa làm".


“Trong số 83% đó, chúng ta có thể xem xét lại các cột mốc đã cắm. Trong trường hợp có tình trạng phân định một cách thiên vị, chúng ta phải chỉnh lại và yêu cầu phải sửa sai,” ông nói hôm 16/7.


Ngoài ra, Thủ tướng Campuchia cũng bác bỏ các cáo buộc cho rằng chính phủ đã quá nhượng bộ Hà Nội.


Nhà lãnh đạo này nói: “Hãy thử đặt câu hỏi: Đã gần 30 năm kể từ khi quân đội Việt Nam có mặt ở Campuchia. Vì sao chuyện cắm mốc biên giới vẫn chưa kết thúc? Đó là bởi vì người Khmer chưa đồng ý. Chuyện này là thật”.


“Tôi đã gửi một thông điệp tới các đối tác của chúng ta, tới các nước láng giềng rằng Campuchia không từ bỏ quyền yêu cầu về một số điểm, kể cả khi ở trong nước, Campuchia vẫn chưa đoàn kết về một số điểm,” ông Hun Sen nói thêm.


'Xem xét thực địa'


Trong khi đó, ngày mai, 19/7, nhà lập pháp đối lập Real Camerin dự kiến sẽ dẫn đầu một đoàn người trong chuyến đi thứ hai tới các cột mốc 202 và 203 trên biên giới với Việt Nam để nêu bật chuyện Hà Nội “chiếm đất”.


Chuyến đi lần đầu tiên hồi cuối tháng trước đã dẫn tới một vụ xô xát giữa hàng trăm người, khiến một số người ở cả hai phía bị thương.



Hiện trường vụ xô xát giữa người Việt và Campuchia hồi cuối tháng Sáu.


x

Hiện trường vụ xô xát giữa người Việt và Campuchia hồi cuối tháng Sáu.

Hiện trường vụ xô xát giữa người Việt và Campuchia hồi cuối tháng Sáu.


Các bức ảnh chụp tại hiện trường cho thấy nhiều người Việt đội mũ bảo hiểm, cầm gậy gộc và cả súng đứng đối diện với nhiều người Campuchia cầm quốc kỳ và trong số đó có nhiều sư sãi mặc áo cà sa.


Báo chí Việt Nam hôm 17/7 dẫn lời Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng Nhóm Công tác liên hợp Việt Nam - Campuchia đã “đến xem xét thực địa (khu vực giữa mốc số 202 - 203 thuộc ấp Bình Bắc, xã Bình Hòa Tây, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, Việt Nam)”. Đây là nơi xảy ra va chạm giữa người dân hai nước.


Tin cho hay, sau khi kết thúc làm việc trên thực địa, hai bên đã hội đàm tại Svay Rieng, tỉnh giáp ranh với Việt Nam, và “nhất trí kiên quyết không để sự việc tương tự tái diễn”.


Theo Cambodia Daily, NLD, VTC