Page 1 of 1

Thoả thuận hạt nhân giúp tăng ảnh hưởng của Iran trong khu v

PostPosted: Wed Apr 08, 2015 6:43 am
by NewsReporter
VOA - Arts and Entertainment

Phiến quân Houthi người Shia ở Yemen được sự hậu thuẫn và trang bị của Iran.

Trong lúc các nhà thương thuyết tiếp tục làm việc để có được một hiệp định chung cuộc về chương trình hạt nhân Iran, các chuyên gia Trung Đông e rằng thoả thuận bao gồm việc dỡ bỏ những biện pháp chế tài đối với Tehran sẽ giúp cho Iran nới rộng khu vực ảnh hưởng. Thông tín viên VOA Pam Dockins từ Bộ Ngoại giao Mỹ.


Sau khi đạt được thoả thuận khung tại Thuỵ Sĩ, Iran và 6 đại cường thế giới giờ đây đang tập trung nỗ lực để có được một hiệp định chung cuộc vào cuối tháng 6.


Trong lúc cuộc thương thuyết tiếp diễn, các nước Trung Đông đã bày tỏ những sự lo ngại về nhiều vấn đề liên quan tới Iran, trong đó có sự hỗ trợ dành cho phiến quân Houthi ở Yemen, sự giúp đỡ cho lân bang Iraq trong cuộc chiến chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo, và những mối liên hệ của Tehran với Hezbollah, là nhóm hiếu chiến của người Hồi giáo Shia có bản doanh ở Li Băng.


Israel là một trong những nước đả kích Iran mạnh mẽ nhất. Thủ tướng của nước này, ông Benjamin Netanyahu, đã nhận định như sau về thoả thuận hạt nhân Iran.


Thoả thuận này sẽ làm cho kinh tế Iran tăng cường rất nhiều. Do đó, nó sẽ mang lại cho Iran những phương tiện rất lớn để gia tăng những hành động xâm lấn và những hoạt động khủng bố trên khắp vùng Trung Đông.


Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Marie Harf nói rằng thoả thuận hạt nhân có thể thực sự góp phần giảm thiểu những mối đe dọa của Iran.


"Một trong các lý do khiến chúng tôi có quyết tâm mạnh mẽ như vậy để tìm cách ngăn không cho Iran có vũ khí hạt nhân là, nếu quí vị có thể hình dung họ có bao nhiêu sức mạnh để sử dụng ngày hôm nay, họ sẽ có thể sử dụng nhiều sức mạnh hơn thế nữa, nếu họ có vũ khí hạt nhân."


Bà Kelsey Davenport, một chuyên gia về vấn đề phổ biến hạt nhân, cho biết một số những người chỉ trích chương trình hạt nhân Iran đã có sẵn một ý nghĩ không thể nào lay chuyển là một thoả thuận hạt nhân Iran sẽ gây thêm bất ổn cho khu vực.


"Đối với họ, những hiệp định nào không loại bỏ tất cả cơ sở hạ tầng hạt nhân ở Iran đều là hiệp định xấu."


Ông Emanuelle Ottolenghi, một chuyên gia Trung Đông của Quỹ Bảo vệ Dân chủ ở Washington, cho rằng quan tâm về việc Iran sẽ mạnh hơn sau khi các biện pháp chế tài được dỡ bỏ là một một mối quan tâm chính đáng.


"Nó sẽ làm cho của cải của Iran gia tăng rất nhiều, những của cải mà chế độ này đã dùng như một công cụ để ảnh hưởng chính sách đối ngoại trong khu vực, để tài trợ cho các phong trào khủng bố, để tăng tiến các mục tiêu của họ, để tăng cường vai trò lãnh đạo của Iran trong phong trào phi liên kết."


Ông Ottolenghi nói Israel là nước cảm thấy bị đe dọa nhiều nhất bởi một nước Iran hùng mạnh hơn – nhưng Ả rập Xê út cũng cảm thấy như vậy.


"Có một sự đối địch không thể hoá giải giữa Iran với Ả rập Xê út và giữa giới lãnh đạo của hai nước. Cả hai đều mong muốn trở thành ánh sáng soi đường hay một đại cường trong thế giới Hồi giáo. Hai bên không thể nào hoà giải với nhau."


Ông Ottolenghi cũng cho biết các cường quốc khu vực từng có những mối quan hệ thương mại tốt đẹp với Iran trước thời kỳ chế tài giờ đây sẽ được hưởng lợi nhờ những sự thay đổi do thoả thuận hạt nhân mang lại.