Page 1 of 1

Vụ luận tội bà Yingluck cho thấy chia rẽ chính trị sâu sắc ở

PostPosted: Fri Jan 09, 2015 9:26 am
by NewsReporter
VOA - Arts and Entertainment

Cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra bị lật đổ nói chuyến với các phóng viên tại Quốc hội ở Bangkok, ngày 9/1/2015.

Cựu thủ tướng Thái Lan, bà Yingluck Shinawatra, đã ra trước Quốc hội hôm nay để đối mặt với những cáo trạng luận tội về kế hoạch trợ giá gạo đã gây thiệt hại khoảng 16 tỷ đôla. Các động thái luận tội bà Yingluck một lần nữa lại khuấy động những chia rẽ sâu xa về chính trị ở Thái Lan. Từ Bangkok, thông tín viên VOA Ron Corben gửi về bài tường thuật sau đây.


Bà Yingluck, mà chính phủ đã bị lật đổ trong cuộc đảo chính của quân đội hồi tháng 5 năm ngoái, đang đối mặt với vụ luận tội vì bị cáo buộc xao lãng nhiệm vụ trong khi giám sát một chương trình trợ giá gạo đã gây thiệt hại hàng tỷ đôla.


Kế hoạch trợ giá là một trong những đề xuất chính trị chủ yếu đã đưa đảng Pheu Thai của bà đến thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 2011.


Phát biểu hôm nay với quốc hội do quân đội bổ nhiệm, bà Yingluck đã dứt khoát phủ hận mọi cáo trạng, và nói rằng chương trình trợ giá gạo có lợi cho 1,8 triệu nông gia.


Bà Yingluck nói việc luận tội bà sẽ làm lu mờ những tia hy vọng của các nông gia. Bà cũng nói chính phủ đã hành động một cách lương thiện và minh bạch. Bà nói thêm rằng trong tư cách thủ tướng bà không có quyền đình chỉ kế hoạch.



Nông dân Thái Lan biểu tình đòi chính phủ trả tiền, ngày 10/2/2014.Theo chương trình trợ giá gạo, chính phủ đề nghị mua gạo của nông dân với giá cao hơn 50% so với giá thị trường.


x

Nông dân Thái Lan biểu tình đòi chính phủ trả tiền, ngày 10/2/2014.Theo chương trình trợ giá gạo, chính phủ đề nghị mua gạo của nông dân với giá cao hơn 50% so với giá thị trường.

Nông dân Thái Lan biểu tình đòi chính phủ trả tiền, ngày 10/2/2014.Theo chương trình trợ giá gạo, chính phủ đề nghị mua gạo của nông dân với giá cao hơn 50% so với giá thị trường.


Tuy nhiên, bà Yingluck là chủ tịch chương trình chính sách gạo đã thực thi kế hoạch đó, mà giới chỉ trích bà cho là khiến bà trở thành nhân vật chủ chốt chịu trách nhiệm về những thiệt hại.


Các giới chức và cơ quan chống tham nhũng quốc gia nói họ đã nhiều lần cảnh báo chính phủ rằng chương trình vấp phải những khó khăn tài chính.


Những người chỉ trích khác nói chương trình trị giá nhiều tỷ đôla đầy rẫy tham nhũng.


Theo chương trình này, chính phủ đề nghị mua gạo của nông dân với giá cao hơn 50% so với giá thị trường.


Vào lúc đó, Thái Lan là nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới, và kế hoạch dựa vào việc giữ giá gạo toàn cầu ở mức cao. Nhưng điều đó đã thất bại khiến cho 19 triệu tấn gạo không bán được phải tồn kho trong cả nước, trong khi các nước xuất khẩu gạo khác như Việt Nam xen vào để đáp ứng mức cầu trên khắp thế giới.


Bà Yingluck là em gái của nhà cựu lãnh đạo Thái lan, ông Thaksin Shinawatra, cũng chính là người bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân đội năm 2006 vì những cáo buộc tham nhũng và độc tài chính trị. Ông Thaksin bỏ trốn khỏi Thái Lan vào năm 2008 khi bị kêu án tù 2 năm về tội tham nhũng. Nhưng ông Thaksin và đảng Pheu Thai vẫn được sự ủng hộ của quần chúng, nhất là ở các vùng nông thôn.


Nhà khoa học chính trị Thitinan Pongsudirak, của trường Đại học Chulalongkorn, nói việc luận tội đánh dấu một thử nghiệm các nỗ lực giải quyết những chia rẽ chính trị trong nước đã dẫn đến vụ đảo chính hồi tháng 5 năm ngoái.


“Các cuộc điều trần luận tội này rất quan trọng đối với chính sự Thái bởi vì đó là một cuộc trắc nghiệm quan trọng về nỗ lực hoà giải của Thái Lan. Luận tội bà Yingluck về kế hoạch trợ giá gạo sẽ có nghĩa là các đối thủ của anh bà, các đối thủ của ông Thaksin, muốn loại trừ bỏ. Cơ bản họ muốn gạt bà ra khỏi chính trường. Nhưng nếu họ tìm cách truy tố bà trong một vụ xử hình sự và đưa bà vào tù, thì có nghĩa là họ đã cạn tàu ráo máng. Vì thế đây là một cuộc trắc nghiệm. Quả bóng đã nằm trong sân của các đối thủ ông Thaksin.”


Nếu bị xét là có tội, bà Yingluck có thể bị cấm hoạt động chính trị trong 5 năm.


Uỷ ban chống tham nhũng toàn quốc cũng đang có biện pháp truy tố cựu thủ tướng về tội tham nhũng.


2 thành viên trong chính phủ cũ cũng đang bị luận tội vì đã ủng hộ các biện pháp tu chính hiến pháp mà không được phép.



Đương kim thủ tướng Prayut Chan-ocha, người lãnh đạo cuộc đảo chính, cảnh báo các ủng hộ viên của bà Yingluck chớ tổ chức biểu tình và nhắc nhở họ là vẫn còn thiết quân luật.


x

Đương kim thủ tướng Prayut Chan-ocha, người lãnh đạo cuộc đảo chính, cảnh báo các ủng hộ viên của bà Yingluck chớ tổ chức biểu tình và nhắc nhở họ là vẫn còn thiết quân luật.

Đương kim thủ tướng Prayut Chan-ocha, người lãnh đạo cuộc đảo chính, cảnh báo các ủng hộ viên của bà Yingluck chớ tổ chức biểu tình và nhắc nhở họ là vẫn còn thiết quân luật.


Đương kim thủ tướng và là tướng lãnh quân đội, ông Prayut Chan-ocha, người lãnh đạo cuộc đảo chính năm ngoái, đã cảnh báo các ủng hộ viên của bà Yingluck chớ tổ chức biểu tình và nhắc nhở họ là vẫn còn thiết quân luật.


Nhưng một sĩ quan hải quân Thái Lan, cũng là đại biểu quốc hội, nói với giới truyền thông địa phương rằng ông trông đợi cả ba người sẽ ‘sống sót’ trước các biện pháp vì quá nhiều đại biểu tin rằng lý do luận tội không còn nữa sau cuộc đảo chính.


Quốc hội được bổ nhiệm gồm 250 thành viên và cần có sự ủng hộ của  3/5 số thành viên, hay là 132 phiếu để xúc tiến cuộc luận tội. Cuộc bỏ phiếu dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 22 và 23 tháng này.