Page 1 of 1

Giới bảo vệ môi trường Nam Phi cho rằng việc cứu đàn tê giác

PostPosted: Mon Nov 10, 2014 7:33 pm
by NewsReporter
VOA - Arts and Entertainment

Những con tê giác đã bị cắt mất sừng trong khu nông trại ở Musina, tỉnh Limpopo.

Số tê giác của Nam Phi đang đối mặt với một cuộc thảm sát thực sự của những kẻ săn bắt lậu, bán loại sừng qúy cho thị trường Á châu với giá cao ngất. Với khoảng 980 con tê giác đã bị giết trong năm nay, phải chăng quốc gia này chưa làm đủ để giữ an toàn cho loài động vật này?


Những người ở tuyến đầu trong cuộc chiến ở Nam Phi nhằm giữ mạng sống cho số tê giác mong manh đồng ý rằng cứu loài động vật hiếm quý này là một vấn đề phức tạp mà không có một giải pháp duy nhất nào rõ ràng.


Nhưng với 1.004 con tê giác bị giết trong năm 2013, và năm nay số tử vong đang mau chóng lên đến mức 1.000, các nhà bảo vệ môi trường liệu có thắng được trong cuộc chiến này hay không?


Câu trả lời tuỳ thuộc vào đối tượng được đặt câu hỏi.


Bà Rose Masela là người đứng đầu Đơn vị Thông tin Dã sinh Quốc gia tại Bộ đặc trách các Vấn đề Môi trường của Nam Phi, nói rằng chính phủ đang “đổi mới lối suy nghĩ” thông qua việc huy động giới thi hành công lực và tiếp xúc với các cộng đồng để được sự yểm trợ - chống lại các đối tượng săn bắt lậu.


“Tôi không cho rằng nếu chúng ta thua cuộc, chúng ta sẽ đứng cùng với số tê giác mà chúng ta đang ngồi cùng vào lúc này. Tôi nghĩ chúng ta đã dự kiến vào năm 2010 rằng đến năm 2013, chúng ta sẽ chỉ còn chưa đầy 7.000 con. Và kết quả của cuộc kiểm kê năm 2013 cho thấy chúng ta đã thoát ra với con số cao hơn thế. Do đó về mặt bảo vệ loài tê giác, từ quan điểm đó, tôi cho rằng chúng ta không thiếu sót về mặt duy trì thành quả bảo vệ loài tê giác.”


Các giới chức chính phủ nêu ra con số ngày càng tăng những đường dây săn bắt lậu và những vụ bắt giữ - tỷ như vụ bắt sáu người bị nghi là săn bắt trộm hồi cuối tuần qua.


Và theo bà Masela, dựa vào chút tính toán thông minh nhưng rắc rối, tỷ lệ hàng năm về sự gia tăng trong số tê giác bị giết đang giảm dần.


Nhưng sự tính toán ấy không an ủi là bao với những nhà hoạt động bảo vệ môi trường như ông Dex Kotze, người cho rằng không thể chấp nhận được chỉ những con số không thôi, mà chính phủ còn cần phải có thêm những biện pháp khác nữa.


“Với con số 1.004 trong năm ngoái, có lẽ chúng ta sẽ đi đến con số 1.150 con tê giác bị giết trong năm nay, nếu ta lấy tỷ lệ số tê giác bị giết mỗi bảy giờ đồng hồ vào lúc này. Quý vị biết đấy, đó là một cuộc chiến có thể thắng được, nhưng ta cần phải có thêm ý chí chính trị. Thiếu ý chí chính trị là điểm có vấn đề lớn.”


Ông Kotze cho rằng xu hướng của chính phủ quảng bá mỗi vụ bắt giữ có liên quan đến tê giác làm che mờ các vấn đề lớn hơn – đó là những tay săn bắt lậu thường được thả ra với số tiền thế chân nhỏ, sau đó lại chạy thoát, là những vụ xử kéo dài quá lâu và thường chỉ kết thúc bằng những án tù quá ngắn, và nhà chức trách Nam Phi không thúc đẩy những thoả thuận có ý nghĩa với các nước láng giềng như Mozambique, nơi người ta cho rằng có quá nhiều kẻ săn bắt lậu tê giác sinh sống.


Và một số nhà bảo vệ môi trường đề nghị rằng những người chủ tư nhân sở hữu tê giác được phép mua bán sừng tê giác một cách hợp pháp, có thể lấy sừng từ một con thú sống ở tỷ lệ khoảng một kilogram mỗi năm.



Sừng tê giác bị Cục Hải quan và Thuế Hong Kong thu giữ, 15/11/2011.Sừng tê giác bị Cục Hải quan và Thuế Hong Kong thu giữ, 15/11/2011.


x

Sừng tê giác bị Cục Hải quan và Thuế Hong Kong thu giữ, 15/11/2011.

Sừng tê giác bị Cục Hải quan và Thuế Hong Kong thu giữ, 15/11/2011.


Nhu cầu đang bùng phát ở châu Á, nơi sừng nổi tiếng là có những lợi ích về y khoa. Những lợi ích y khoa được gán cho sừng tê giác phần lớn đã bị nghiên cứu khoa học phản bác.


Ông Pelham Jones là chủ tịch Hội Sở hữu Tê giác Tư nhân.


“Tuy nhu cầu có đấy, chúng ta phải nhìn vào những cách thức và phương tiện để thoả mãn nhu cầu. Nhưng nói như thế, tôi phải lập tức bày tỏ điều ấy trên cơ sở nói rằng chúng ta không tin rằng công cuộc mua bán là giải pháp thần kỳ. Nó không phải là giải pháp duy nhất. Nó phải lập ra một phần của một ma trận các giải pháp bao gồm việc giảm thiểu nhu cầu. Nó phải bao gồm nhận thức. Và tiếp tục như vậy.”


Ông Jones nói đề nghị này thường vấp phải sự chỉ trích của những người nói rằng các sở hữu chủ tê giác là độc ác và vô cảm. Ông nói tổ chức của ông chỉ đi đến kết luận vừa kể sau khi nghiên cứu và xem xét sâu rộng.


“Chúng tôi không vô trách nhiệm. Chúng tôi không đánh bạc với mạng sống của một chủng loài. Chúng tôi đang tìm cách cứu vớt một chủng loài. Chúng tôi có gan trình bày điều ấy.. Tôi không biết có bao nhiêu người trong quý vị, kể cả Dex, đã đứng đằng sau, hay bên cạnh một xác chết. Một con bò cái đang mang bầu, cũng như một con bò cái tơ chỉ cách 50 mét. Tôi nói cho bạn biết, bạn sẽ khóc. Bởi vì đó là sự than khóc cho việc mất mát một thành viên trong gia đình.”


Cho dù giải pháp là gì, rõ ràng là những rủi ro – và những cảm xúc – rất cao đối với tất cả những ai can dự vào cuộc chiến để cứu vớt những động vật quý hiếm và cổ xưa này.