Page 1 of 1

Biểu tình ở Hong Kong gia tăng bất chấp đề nghị thảo luận cả

PostPosted: Sun Sep 28, 2014 3:42 pm
by NewsReporter
VOA - Arts and Entertainment

Cảnh sát chống bạo động xịt hơi cay trong lúc đụng độ với người biểu tình chặn con đường chính bên ngoài trụ sở chính quyền Hong Kong, ngày 28 tháng 9, 2014.

Nhà lãnh đạo Hong Kong hứa sẽ sớm mở các cuộc thảo luận về cải cách bầu cử nhằm đáp ứng các cuộc biểu tình phản đối ngày càng tăng trong thành phố cảng này. Tuy nhiên thông tín viên VOA William Ide tường thuật rằng lời yêu cầu hãy ngừng biểu tình và giải tán mà ông đưa ra cho hàng ngàn người tham gia cuộc biểu tình, mà ông gọi là các nỗ lực bất hợp pháp nhằm phong tỏa các con đường chính trong thành phố, đã bị bỏ ngoài tai.


Giới hữu trách Hong Kong bắn hơi cay vào người biểu tình nhiều lần vào tối Chủ nhật và thậm chí tuyên bố sẽ hành động cứng rắn hơn nếu họ không giải tán.


Đã xảy ra các vụ xô đẩy giữa cảnh sát trang bị khiêng và hơi cay với những người biểu tình hôm Chủ nhật. Người ta còn chứng kiến đoàn người biểu tình đòi dân chủ nhiều lần nắm tay nhau đưa lên cao và tuần hành chậm rãi về hướng cảnh sát sử dụng hơi cay bên ngoài trụ sở chính phủ.


Hong Kong đã hoạt động trở lại hôm thứ Hai, và người biểu tình đang tìm cách phong tỏa một số địa điểm trong thành phố để phản đối các quy định hướng dẫn bầu cử do Bắc Kinh đưa ra trong thời gian gần đây. Trung Quốc tuyên bố dân Hong Kong có thể bầu nhà lãnh đạo kế tiếp của mình vào năm 2017, nhưng họ chỉ có thể chọn từ một nhóm ba ứng cử viên đã được Bắc Kinh duyệt xét.


Người biểu tình kêu gọi nhà cầm quyền thả những người biểu tình đã bị bắt giữ và thực thi quyền phổ thông đầu phiếu thực sự.


Nhà hoạt động cổ súy cho dân chủ Edward Chin nói:


“Như vậy không có dân chủ thực sự và họ [Bắc Kinh] vẫn muốn điều khiển Hong Kong từ xa. Tuy nhiên cùng lúc họ đang làm chậm lại kế hoạch sớm thu phục lại Hong Kong.”


Hôm Chủ nhật, nhà lãnh đạo Hong Kong Lương Chấn Anh lần đầu tiên kể từ khi sinh viên bắt đầu bãi khóa hồi đầu tuần trước lên tiếng với người biểu tình. Ông hứa sẽ sớm mở các cuộc thảo luận về cải cách bầu cử, nhưng không đưa ra chi tiết cụ thể.


Cho dù ông có mở các cuộc thảo luận đi nữa cũng chưa rõ sẽ làm được gì khác vì Bắc Kinh đã tỏ rõ rằng họ đưa ra tiếng nói cuối cùng về những vấn đề như vậy.


Trung Quốc chủ yếu giữ im lặng trước các cuộc biểu tình, đồng thời ngăn chận bất cứ cuộc thảo luận trực tuyến nào về các vấn đề này trên mạng.


Tuy nhiên, hôm Chủ nhật, Bắc Kinh đưa ra tuyên bố nói rằng họ phản đối bất cứ hành vi bất hợp pháp nào gây phương hại đến ổn định xã hội.


Trong tuyên bố hôm Chủ nhật, ông Lương Chấn Anh nói chính phủ sẽ có hành động “kiên quyết” chống lại những người biểu tình ủng hộ dân chủ nếu họ không chịu ngừng, điều mà ông gọi là các nỗ lực bất hợp pháp nhằm phong tỏa đường sá trong thành phố.


Tuy nhiên các nhà hoạt động ở Hong Kong và các thành viên của nhóm gọi là Phong trào Chiếm Trung tâm bằng Tình yêu và Hòa Bình tuyên bố sẽ phong tỏa khu tài chính trong thành phố.


Ông Benny Tai, người đồng sáng lập phong trào Chiếm Trung tâm, nói rằng mặc dù cảnh sát đang ứng phó bằng lực lượng mạnh hơn trong quá khứ, nhưng người biểu tình không thoái chí. Ông nói:


“Chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc tranh đấu. Chúng tôi tiếp tục hành động. Cho dù chúng tôi không thể thành tựu trong một thời gian ngắn, chúng tôi sẽ vẫn sẽ giữ vững.”


Joyce, một sinh viên của Đại học Hong Kong, nói rằng cô tham gia các cuộc biểu tình vì chính phủ không cho họ sự lựa chọn nào khác. Cô nói:


“Chúng tôi đã thử nhiều cách để yêu cầu chính phủ lắng nghe ý kiến của chúng tôi, nhưng họ không làm điều đó.”


Khi Hong Kong được giao lại cho Trung Quốc năm 1997, lãnh thổ này đã được bảo đảm là sẽ được hưởng các quyền tự do và quy chế tự trị cao theo hình thức cai trị được mệnh danh là “một quốc gia, hai chế độ.”


Dân Hong Kong đã được hưởng các quyền tự do không hề có ở Trung Quốc, tuy nhiên nhiều người cảm thấy rằng tình hình đang trong tình trạng bị xói mòn.