Người đàn bà nổi tiếng nhất Uzbekistan bị điều tra về tham n

PostMon Sep 22, 2014 6:16 pm

VOA - Arts and Entertainment

Gulnara Karimova, con gái Tổng thống Uzbekistan Islam Karimov

Bà là người nổi tiếng nhất ở Trung Á, một nhà thiết kế các món trang sức, tổ chức các buổi trình diễn thời trang, và điều hành các đài truyền hình. Bà đã từng thu các video hát ca khúc pop ngọt ngào với ngội sao điện ảnh Pháp Gerard Depardieu, và đã có lúc được xem là sẽ kế nhiệm cha bà người đàn ông cai trị Uzbekistan bằng bàn tay sắt mấy chục năm nay – Tổng thống Uzbekishtan.


Nhưng giờ đây Gulnara Karimova là nghi can bị nêu tên công khai trong một vụ điều tra rộng lớn do viện công tố quốc gia trong thủ đô Tashkent của Uzbekistan đảm trách.


Loan báo về cuộc điều tra là chương mới nhất trong vụ sụp đổ quyền lực và uy tín nhanh không thể tưởng của Gulnara Karimova.



Nha thiết kế thời trang Gulnara Karimova (trái), con gái Tổng thống Uzbekistan Islam Karimov đứng với một người mẫu sau khi giới thiệu bộ sưu tập của bà tại Tuần lễ Thời trang ở Bắc Kinh


x

Nha thiết kế thời trang Gulnara Karimova (trái), con gái Tổng thống Uzbekistan Islam Karimov đứng với một người mẫu sau khi giới thiệu bộ sưu tập của bà tại Tuần lễ Thời trang ở Bắc Kinh

Nha thiết kế thời trang Gulnara Karimova (trái), con gái Tổng thống Uzbekistan Islam Karimov đứng với một người mẫu sau khi giới thiệu bộ sưu tập của bà tại Tuần lễ Thời trang ở Bắc Kinh


Với các công ty thời và đế chế truyền thông tan rã, và hàng trăm triệu đôla trong các ngân hàng nước ngoài các nhà điều tra tham nhũng phong tỏa, Gulnara Karimova dường như đã tuyệt đường bước vào vị thế của người cha già nua: ông Islam Karimov, Tổng thống Uzbekistan.


Ông David Lewis, một giảng viên kỳ cựu tại Đại học Exeter, và trước đây là một nhà nghiên cứu về Trung Á của nhóm Nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế nói, “Thật đáng kinh ngạc quan sát từ góc độ này. Tôi ngạc nhiên là nó đã đến mức độ này, rõ ràng là một dấu hiệu cho thấy chế độ này đang gặp rắc rối đối phó với vụ bất ổn nội bộ này.


Uzbekistan dưới bàn tay sắt của ông Karimov


Uzbekistan, một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, là nước đông dân nhất Trung Á, có trữ lượng dầu khí, và ngành công nghiệp bông vải quan trọng, nơi lao động trẻ em được sử dụng tràn lan, và đang âm ỉ một cuộc nổi dậy của các phần tử cực đoan, lan từ nước láng giềng Afghanistan.


Uzbekistan một thời cũng là đồng minh của Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống khủng bố, nhưng mối quan hệ với phương Tây xấu đi giữa những tin tức về các vụ vi phạm nhân quyền cùng với vụ lực lượng chính phủ thảm sát hàng trăm thường dân trong thành phố Andijan năm 2005.


Theo thông cáo của Văn phòng Tổng Công tố, vụ điều tra Gulnara Karimova bắt nguồn từ vụ điều tra một nhóm tội phạm có tổ chức do 2 người đàn ông cầm đầu trong đó có Rustam Madumarov, người được biết như một cộng sự thân cận và là bạn trai của Karimova. Madumarov và nhiều người khác đã bị kết án hồi tháng 5, vì vi phạm các tội tài chính, trong đó có tội tống tiền, cưỡng đoạt, biển thủ và hối lộ.


Các công tố viên nói các nhà điều tra cũng tập trung vào các thành viên của một nhóm tội phạm bị cáo buộc khác, đặc biệt là Gulnara Karimova cũng như các thành viên khác…


Tổng thống Karimov cai trị Uzbekistan từ năm 1991, và theo lời của những người Uzbekistan lưu vong, các nhóm nhân quyền và các nhà hoạt động chống tham nhũng, đã dung túng nạn hối lộ và chế độ gia đình trị phát triển mạnh.


Một nhà thơ, một ca sĩ, một vẻ đẹp lạ


Gulnara, con gái lớn trong 2 người con gái của Tổng thống Karimov, tự đặt cho mình cái tên ‘Googoosha’, là một doanh nhân thành công, tổ chức các buổi triển lãm nghệ thuật, mua các hộp đêm trong thành phố, và được đề cử làm đại sứ Liên hiệp quốc ở Geneve. Cho đến mùa thu năm ngoái bà còn đăng trên Twitter các tin nhắn tự gọi mình là “một nhà thơ, một ca sĩ soprano với giọng cao và trầm, một vẽ đẹp lạ của Uzbekistan.”


Năm ngoái, các ký giả Thụy Điển đã phanh phui một số các vụ giao dịch của Karimova, cáo buộc rằng bà đích thân thương lượng số tiền đại công ty viễn thông TeliaSonera vùng Scandinavian đút lót để được tiếp cận thị trường điện thoại di động của Uzbekistan. Karimova phủ nhận các cáo buộc. Tin cho biết các cuộc điều tra khác đang được tiến hành ở Thụy Sĩ và Pháp.


Tháng 10 năm ngoái, các tài khoản ngân hàng Uzbekistan của các công ty có liên quan đến Karimova bị phong tỏa, và các đài truyền thanh, truyền hình bị ngưng phát sóng. Một tháng sau, Karimova đăng một loạt tin nhắn trên Twitter phàn nàn rằng các đối tác kinh doanh và cộng sự của bà bị các cơ quan công lực sách nhiễu, bắt giữ. Bà đã mất tư cách đại sứ ở Thụy Sĩ.


Tháng 2, cảnh sát lục soát căn chung cư của bà trong thủ đô Tashkent, bắt Madumarov và các cộng sự khác. Tháng 3, trong một lá thư mà ban tiếng Uzbek của Đài Âu châu Tự do có được, Karimova than phiền về việc bị quản thúc tại gia và bị áp lực tâm lý nặng.


Cũng trong tháng này, các công tố viên Thụy Sĩ loan báo họ đang điều tra Karimova về việc Karimova có thể can tội rửa tiền và bị cáo buộc về các hành động bất hợp pháp xảy ra trong thị trường viễn thông ở Uzbekistan. Loan báo nói rằng khoảng 915 triệu đôla trong quỹ đã bị nhà chức trách Thụy Sĩ tịch thu.


Tiền, không phải chính trị


Các chuyên gia về chính trị vùng Trung Á nói rằng có thể tin được là việc truy tố được tiến hành không vì các mục tiêu chính trị, mà trong một nỗ lực thu các ngân khoản tịch thụ từ các ngân hàng Âu châu.


Nhân vật bất đồng chính kiến Uzbekistan sống lưu vong Safar Begjan nói với đài VOA, “Tôi cảm thấy họ đang chơi trò chính trị với bà ta, bằng không họ đã có thể phạt và cho bà ta vào tù. Thay vào đó hiện nay bà chỉ bị quản thúc tại gia, đơn giản chỉ vì cha bà là tổng thống.”


Ông Scott Horton, một luật sư ở New York và là một nhà quan sát chính trị Uzbekishtan trong một thời gian dài nói, “Quý vị đừng vội phán đoán rằng bà đang gặp rắc rối với hình luật ở Uzbekistan. Có thể là nhà nước Uzbekistan đang vận dụng chiến thuật bảo vệ.”


Liệu là cuộc điều tra có sẽ đưa đến kết quả chính thức khởi tố Karimova hay không vẫn còn là một câu hỏi chưa được giải đáp.


Các nhà phân tích nói rằng, cho dù vậy, tiến trình này đã làm hoen ố tiếng tăm của gia đình ông Karimov và các đồng minh của ông, và góp phần gây bất ổn vào lúc mà ông Karimov đang ngày càng cao tuổi - đã 76 tuổi, ông là nhà cai trị già nhất ở một nước Trung Á thuộc Liên Xô cũ.


Với mối nguy hiểm đề ra bởi các phần tử chủ chiến Hồi giáo, xung đột đẫm máu trong quá khứ giữa Uzbekistan và các nhóm sắc tộc khác, sự phong phú về dầu khí, thì bất cứ một yếu tố bất ổn nào cũng sẽ là một vấn đề lớn trong khu vực.


Ông Lewis nói, “Không như sự kế nhiệm chính trị trong nhiều hệ thống. Trong các hệ thống đột tài hậu Xô Viết, nếu anh mất quyền lực chính trị, anh mất quyền lực vật chất và có thể còn nhiều hơn thế nữa: có thể là mất gia đình, đồng minh, phe cánh của anh cũng mất quyền lực. Không có một cơ chế cho sự chuyển đối quyền lực ôn hòa … Và vì vậy việc những người này bám víu quyền lâu hơn mức độ hợp lý là điều không thể tránh được.”


NewsReporter
 
Posts: 88122
Joined: 05/16/2011

Return to Văn Nghệ Và Điện Ảnh - Arts and Entertainment

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1140 guests

cron