Hôm thứ Năm, ông Muammer Akkas nói rằng, tòa án Thổ Nhĩ Kỳ “bị áp lực công khai từ văn phòng của công tố viên trưởng và cảnh sát tư pháp, trong khi việc thi hành lệnh của tòa án bị cản trở.”
Cuộc điều tra này đã gài bẫy các cựu chính trị gia hàng đầu cũng như các doanh nhân và gây ra một cuộc cải tổ nội các do Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan thực hiện sau khi ba bộ trưởng từ chức trong tuần này.
Một trong ba người là cựu Bộ trưởng Nội vụ Muammer Guler, đã chỉ trích cuộc điều tra này là một vụ “tống tiền.” Ông nói:
“Tôi đã nêu lên rằng, đây là một cuộc tống tiền hơn là một cuộc điều tra tư pháp, nếu xem xét tới phẩm chất cũng như việc thi hành tiến trình này, và sự kiện là không có quy luật nào cần thiết cho tiến trình này được tuân thủ.”
Công tố viên trưởng của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Turan Colakkadi, cũng bác bỏ những cáo trạng của ông Akkas, và nói rằng các công tố viên không được quyền đưa ra các “cuộc điều tra.”
Ông Colakkadi nói rằng, ông Akkas bị gạt ra khỏi việc này bởi vì điều hành sai trái các tiến trình điều tra và tiết lộ thông tin cho báo chí.
Việc sa thải ông Akkas diễn ra một ngày sau khi tin cho biết ông đã ra lệnh câu lưu thêm 30 nghi can nữa, trong đó có các nhà lập pháp thuộc đảng đương quyền và các doanh nhân.
Mặc dầu có cuộc cải tổ và các vụ từ chức, ông Erdogan vẫn có thái độ thách thức. Ông tuyên bố là các cáo buộc tham nhũng được thúc đẩy bởi một âm mưu quốc tế có quan hệ ở cấp cao với cảnh sát và tòa án Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông đã ra lệnh sa thải hàng chục viên chức cảnh sát can dự vào cuộc điều tra này.
Vụ tai tiếng vừa kể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với việc nắm giữ quyền hành của ông Erdogan. Hình ảnh của ông đã bị tổn hại bởi một đợt sóng biểu tình chống chính phủ hồi tháng Sáu.