Page 1 of 1

Lãnh đạo thế giới bày tỏ sự thương tiếc ông Mandela

PostPosted: Fri Dec 06, 2013 6:44 am
by NewsReporter
VOA - Arts and Entertainment

Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela
Nhiều nhà lãnh đạo thế giới – từ những người đang nắm quyền cho tới những người nghỉ hưu, đã bày tỏ sự thương tiếc đối với cái chết của cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, biểu tượng của phong trào chống apartheid.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói rằng ông Mandela là một người rất tốt, can đảm và có nhiều ảnh hưởng. Ông cho rằng một nước Nam Phi tự do trong hòa bình là công trạng lớn nhất của ông Mandela.

Nhà lãnh đạo Mỹ đã phát biểu như sau về cảm hứng mà vị tổng thống của Nam Phi đã mang lại cho ông:

"Tôi là một trong hàng triệu người nhận được nguồn cảm hứng từ cuộc đời của ông Nelson Mandela. Hành động chính trị đầu tiên của tôi, chuyện đầu tiên có dính líu tới một vấn đề hoặc một chính sách hoặc chính trị, là tham gia cuộc biểu tình chống apartheid. Tôi đã ra sức học hỏi những câu nói và những bài viết của ông. Ngày ông được thả ra khỏi nhà tù đã cho tôi thấy được những gì mà con người có thể làm khi họ được hướng dẫn bởi hy vọng chứ không phải sợ hãi."

Trong một cử chỉ bày tỏ sự tôn kính hiếm thấy đối với một nhà lãnh đạo nước ngoài, ông Obama ra lệnh cho Tòa Bạch Ốc và các cơ sở khác của chính phủ treo cờ rủ vào ngày thứ hai.

Ông F.W. de Klerk, nhà lãnh đạo apartheid cuối cùng của Nam Phi, nói rằng di sản lớn nhất của ông Mandela là sự chú trọng của ông đối với vấn đề hòa giải. Ông de Klerk đã đoạt giải Nobel hòa bình cùng với ông Mandela, người mà ông thả ra khỏi nhà tù năm 1990. Ông nói rằng quan hệ giữa hai ông “thường là có nhiều sóng gió”, nhưng cả hai “lúc nào cũng có thể sát cánh với nhau vào những thời điểm quan trọng.”


Dân chúng đặt hoa trước tư gia cựu Tổng thống Mandela ở Johannesburg 6/12/13


x

Dân chúng đặt hoa trước tư gia cựu Tổng thống Mandela ở Johannesburg 6/12/13

Dân chúng đặt hoa trước tư gia cựu Tổng thống Mandela ở Johannesburg 6/12/13




Tổng giám mục Desmond Tutu, một nhà tranh đấu chống apartheid, gọi ông Mandela là “một viên kim cương quí giá”, một người đã từ nhà tù bước ra mà “hầu như không có tì vết nào.” Ông Tutu nói rằng người bạn này của ông, thay vì đi theo con đường “lấy oán báo oán”, đã đưa ra thông điệp tha thứ và hòa giải.

Cựu Tổng thư ký Liên hiệp quốc Kofi Annan, người cùng với ông Tutu và ông Mandela thành lập một nhóm chính khách thế giới gọi là Nhóm Trưởng Lão, nói rằng Nam Phi có được sự may mắn là có một nhà lãnh đạo hô hào cho lòng khoan dung và nhờ đó mà đất nước đã “không bị thiêu rụi.”

Bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ đối lập Miến Điện và cũng là người đoạt giải Nobel Hòa bình, tán dương ông Mandela là “một con người vĩ đại đã nâng cao tiêu chuẩn của loài người.” Bà nói:

"Ông làm cho tất cả mọi người chúng ta hiểu rằng không một ai nên bị trừng phạt vì màu da, vì xuất thân của mình. Ông cũng làm cho chúng ta hiểu rằng chúng ta có thể thay đổi thế giới. Chúng ta có thể thay đổi thế giới bằng cách thay đổi thái độ, thay đổi nhận thức."

Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết ông sẽ luôn luôn tiếc nhớ người bạn mà ông đã hy vọng có thể gặp lại. Vị tu sĩ Phật giáo đoạt giải Nobel Hòa bình này nói rằng tuy ông Mandela từ giã cõi đời nhưng “tinh thần của ông sẽ sống mãi.”

Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon kêu gọi những người thương mến ông Mandela trên thế giới tiếp tục làm việc cho một thế giới tốt đẹp và công chính hơn.

Ba cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, Bill Clinton và George W Bush cũng ca ngợi ông Mandela là một người tận tụy phục vụ cho tự do, nhân phẩm và bình đẳng.

Thủ tướng Anh David Cameron gọi ông Mandela là một vị anh hùng thật sự của cả thế giới. Ông nói thêm rằng một ngọn đèn vĩ đại của thế giới vừa tắt.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ “sự thương tiếc sâu xa” trước cái chết của người mà ông gọi là “chính khách nổi tiếng thế giới.” Ông nói rằng ông Mandela, người đã tới thăm Trung Quốc hai lần, sẽ luôn luôn được nhớ tới vì sự đóng góp của ông cho các mối quan hệ giữa Trung Quốc với Phi châu và cho sự tiến bộ của nhân loại.

Trong khi đó, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas ca ngợi ông Mandela là “một biểu tượng của tự do, chống lại chủ nghĩa thực dân và sự chiếm đóng của nước ngoài.” Ông nói rằng cái chết của ông Mandela là “một sự mất mát vô cùng to lớn.”



  • Một người đàn ông thắp nến trước một bức tranh vẽ cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại New York, ngày 5/12/2013.


  • Một phụ nữ cầm nến và hoa bật khóc bên ngoài tư gia của cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela ở Houghton, ngày 5/12/2013.


  • Cư dân tập trung bên ngoài tư gia của cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela sau khi được tin ông đã qua đời, ngày 5/12/2013.


  • Màn hình điện tử khổng lồ tại Quảng trường Times ở New York đưa tin về cái chết của cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, ngày 5/12/2013.


  • Người dân thắp nến sau khi được tin cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela đã qua đời tại Houghton, ngày 5/12/2013.


  • Dân chúng lắng nghe Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma loan báo trên đài về cái chết của cựu Tổng thống Nelson Mandela ở Houghton, ngày 5/12/2013.


  • Bảng tưởng niệm cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela tại Apollo Theater trong khu Harlem của New York, ngày 5/12/2013.


  • Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma loan báo tin buồn trong một diễn văn được truyền hình toàn quốc. Ông Zuma nói rằng ông Mandela đã 'ra đi thanh thản', ngày 5/12/2013.


  • Keaton Anderson, 10, poses for a photograph for his father Dijon Anderson as they visit the statue of Nelson Mandela at the South African Embassy in Washington, Dec. 5, 2013.


  • Tổng thống Obama gọi ông Mandela là một con người đầy lương hảo, can đảm, và tạo được nhiều ảnh hưởng trong cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc, ngày 5/12/2013.