Page 1 of 1

Ai cập sôi sục trước phiên tòa xử cựu tổng thống Morsi

PostPosted: Sun Nov 03, 2013 9:39 pm
by NewsReporter
VOA - Arts and Entertainment

Một phụ nữ cầm bức ảnh của tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi trong cuộc biểu tình ở thành phố Nasr
An ninh được siết chặt trước phiên tòa xử tổng thống Ai Cập bị lật đổ Mohamed Morsi, đã được ấn định vào thứ Hai ở Cairo. Thông tín viên VOA Elizabeth Arrott tường thuật từ thủ đô ai Cập rằng tình trạng thù địch dâng cao từ các phía, và một làn sóng bài Mỹ mới được gợi lên với chuyến đến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry khiến căng thẳng tăng thêm.

 

Ông Morsi bị cáo buộc xúi giục giết người trong các vụ xô xát – phát xuất từ tuyên bố tạm thời nắm thêm quyền hành của ông - bên ngoài dinh tổng thống hồi năm ngoái. Mười bốn thành viên cao cấp thuộc tổ chức Huynh đệ Hồi giáo và chính phủ của ông cũng bị đưa ra xử. Các vụ khởi tố khác vẫn còn chờ. 

 

Hiện chưa rõ ông Morsi sẽ xuất hiện trước tòa hay chỉ xử qua hệ thống video nội bộ. Ông bị giam giữ tại một địa điểm bí mật từ khi bị quân đội lật đổ hôm 3 tháng 7, tiếp theo sau các cuộc biểu tình phản đối rầm rộ của dân chúng.

 

Một thành viên trong đội ngủ luật sư của ông bác bỏ thẩm quyền của tòa án. Ông Ahmed Abdel Gawad nói rằng họ không chấp nhận vụ kiện. Tuy nhiên trong thế tương nhượng khi vụ xử tiến hành, ông nhấn mạnh tất cả các phiên xử phải được truyền hình trực tiếp và quốc tế.

 

Ngược lại với bằng chứng trưng ra tại phiên tòa của tổng thống bị lật đổ khác là ông Hosni Mubarak, nhà phân tích chính trị Hisham Kassem nghĩ rằng vụ án ông Morsi có thể mạnh hơn. Ông nói:

 

“Không giống trường hợp ông Mubarak, ông Morsi không có các dịch vụ hỗ trợ ông khi ông bị chỉ trích. Và cũng không giống trường hợp ông Mubarak ông không khéo léo về việc che đậy và tôi nghĩ ông sẽ đi đến kết thúc với khá nhiều chứng cớ được trung ra để hình thành những trường hợp nghiêm trong chống lại ông.”

 

Tình trạng căng thẳng dâng cao trong khi chính phủ được quân đội hậu thuẫn tiếp tục trấn áp nhắm vào những người ủng hộ ông Morsi và những người Hồi giáo khác. Tổ chức cổ xúy cho nhân quyền Human Rights Watch, hôm thứ Bảy, nói rằng từ tháng 7 đến giờ đã có 1.300 người chết trong các vụ chạm trán và đặt câu hỏi “Nhà cầm quyền sẽ làm gì để kiềm chế lực lượng an ninh?”

 

Phần lớn các cuộc biểu tình phản đối chính phủ lâm thời diễn ra trong ôn hòa, gần đây đã lan đến các khuôn viên đại học. Tuy nhiên cũng có các vụ tấn công lực lượng an ninh, nhất là ở bán đảo Sinai, do các phần tử chủ chiến Hồi giáo thực hiện. Truyền thông ủng hộ chính phủ thường nối kết các vụ biểu tình phản đối và các vụ tấn công như các hoạt động khủng bố.

 

Với truyền thông Hồi giáo phần lớn đã đóng cửa, đa số cơ quan truyền thống còn lại chấp nhận lập trường ủng hộ quân đội. Một trong những diễn viên hài châm biếm chính trị được ưa chuộng nhất là Bassem Youssef, được khán thính giả yêu thích với những lời châm chọc chính phủ của ông Morsi, đã bị ngưng chương trình phát hình hôm thứ Sáu sau khi ông chế nhạo làn sóng chủ nghĩa tân dân tộc hiện nay.

 

Một trong một số ít vấn đề người Ai Cập có thể đồng ý với nhau là chủ nghĩa bài Mỹ - được thấy rõ trong chuyến đến thăm của Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry hôm Chủ nhật. Cả 2 phía ủng hộ và chống đối quân đội đều cảm thấy Hoa Kỳ chưa làm đủ để ủng hộ phe họ, và các giới chức đã nói đến họ sẽ mưu tìm liên minh ở nơi khác.

 

Mỹ đã ngưng một số viện trợ cho chính phủ mới của Ai Cập, những sẽ tiếp tục hợp tác về chống khủng bố và các vấn đề quan trọng khác, trong đó có vấn đề hòa đàm giữa Israel và Palestine.

 

Phân tích gia chính trị Kassem nghĩ rằng các mối quan hệ sẽ vượt qua cơn bão hiện nay. Ông nói:

“Tôi nghĩ chúng ta đang chứng kiến ở đây thực tế của tình hình, về quan hệ giữa Hoa Kỳ và Ai Cập sậu đậm đến mức nào và điều chúng ta thấy như một cuộc khủng hoảng thì thực sự chỉ là bề ngoài, còn phía sau là mối quan hệ rất vững chắc.”

Tuy nhiên các mối quan hệ quốc tế có thể vững chắc, các rạn nứt mới bên trong xã hội ai Cập, xuất hiện hầu như hàng ngày từ vô số các nguồn gốc. Hôm thứ Bảy 9 người đã bị thiệt mạng ở Assiut – không phải vì vấn đề chính trị mà là một vụ cải vã nổ ra từ việc ai là người xếp hàng mua bánh mì trước.