Kinh tế Trung Quốc trì trệ: Tốt hay xấu cho láng giềng Châu
Tuần này, Trung Quốc thông báo nền kinh tế của họ tăng trưởng ở mức 7,5 phần trăm trong quý hai so với cùng kỳ năm trước - một con số phần lớn phù hợp với dự kiến của giới quan sát, nhưng vẫn là một sự khác biệt đáng kể so với những năm có mức tăng trưởng gần 10 phần trăm.
Sự chậm lại này đã bị ảnh hưởng một phần bởi tình trạng suy thoái liên tục trong nền kinh tế thế giới cũng như các chính sách của Bắc Kinh nhằm làm nguội bớt một số khu vực kinh tế bằng cách siết chặt tín dụng và để cho giá trị của đồng nhân dân tệ của Trung Quốc tăng lên.
Nền kinh tế chậm lại của Trung Quốc đã khơi ra những đợt song quan ngại khắp vùng Châu Á Thái Bình Dương. Sự tăng trưởng liên tục của Trung Quốc, đa phần nhờ vào đầu tư và tín dụng dễ dãi hơn của chính phủ, đã là yếu tố quan trọng góp phần giúp khu vực này chống chỏi với cuộc khủng hoảng tái chính toàn cầu kể từ năm 2008.
Kinh tế gia trưởng của Nhưng Ngân hàng Phát triển Châu Á Donghuyn Park nói sự tăng trưởng chậm lại cho thấy chính sách trước kia của Trung Quốc là 'tăng trưởng bằng mọi giá' có thể đã qua rồi.
“Giới hữu trách Trung Quốc chuẩn bị sẵn sàng hơn để chấp nhận tăng trưởng chậm hơn để đổi lấy sự ổn định lớn hơn sau này. Ðó là lý do họ chủ tâm, hay là cố ý, chịu đựng việc siết chặt các điều kiện tín dụng trong thị trường liên ngân hàng. Vì thế tâm trạng trước đây, cách suy nghĩ trước đây về một sự tăng trưởng bằng mọi giá một cách rất may mắn và xứng hợp - điều đó đã không còn nữa.”
Trong những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc đã giúp thúc đẩy đầu tư và giữ cho nền kinh tế tăng trưởng ở mức gần 10 phần trăm mỗi năm - một sự tăng trưởng nhanh chóng đã đưa hàng triệu người ra khỏi tình trạng nghèo khó, nhưng cũng dẫn đến những mối lo ngại ngày càng nhiều về tác động đối với xã hội và môi trường.
Nay với sự kiện Bắc Kinh chuẩn bị đưa tăng trưởng vào vòng kiểm soát, các nền kinh tế khu vực, như Australia và Indonesia, là những nước chủ yếu được hưởng lợi nhờ nhu cầu của Trung Quốc về nguyên liệu, đã cảnh báo về mức tăng trưởng chậm lại trong các công nghiệp chính.
Ông Park của Ngân hàng Phát triển Châu Á nói triển vọng cho vùng Châu Á Thái Bình Dương là một triển vọng tốt xấu lẫn lộn trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại của Trung Quốc, nhưng chung cuộc điều gì tốt cho Trung Quốc thì cũng tốt cho các nước láng giềng.
“Tác động chính xác sẽ khác tùy từng quốc gia. Các nền kinh tế lệ thuộc vào xuất khẩu sẽ bị thiệt thòi hơn so với Indonesia hay Philippines, là nơi nhu cầu nội địa đóng một vai trò lớn hơn. Nói chung trong đoản kỳ sự chậm lại của Trung Quốc có các ảnh hưởng tiêu cực nhưng tôi nghĩ một sự tăng trưởng bền vững hơn ở Trung Quốc, cũng là một điều tốt cho phần còn lại của khu vực.”
Ông Doug Clayton, một nhà quản trị cấp cao của cơ quan tài chính thị trường mới nổi Leopard Capital, nói rằng mức tăng trưởng nhanh của Trung Quốc đã dẫn đến đầu tư mới trong các nền kinh tế như Campuchia, trong khi các xí nghiệp di dời địa điểm vì phí tổn cao hơn ở Trung Quốc. Ông Clayton vẫn tỏ ra lạc quan về tác động của Trung Quốc đối với các nền kinh tế trong khu vực.
“Nó hứa hẹn khá tốt đẹp. Trung Quốc có thị trường tiềm năng rộng lớn và nếu họ phát triển thị trường đó, thì tôi nghĩ Ðông nam Châu Á là một nơi tốt cung cấp những gì mà Trung Quốc cần đến, cho dù là sản phẩm lương thực hay các bộ phận điện tử hay linh kiện xe hơi.”
Ông Clayton cũng nói trong khi nền kinh tế Trung Quốc trưởng thành thêm thì thị trường du lịch ra nước ngoài sẽ là một điểm lợi cho các nền kinh tế như Thái Lan.
Các kinh tế gia nói những thách thức của Trung Quốc bao gồm việc thực thi các biện pháp khai triển một hệ thống tài chính mạnh hơn, hợp lý hơn và hữu hiệu hơn và tách rời khỏi một chính sách tăng trưởng dựa vào việc vay mượn và đầu tư quá mức.