Page 1 of 1

Mỹ ủng hộ việc Panama khám xét chiếc tầu của Bắc Triều Tiên

PostPosted: Tue Jul 16, 2013 2:27 pm
by NewsReporter
VOA - Arts and Entertainment

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Patrick Ventrell
Hoa Kỳ nói rằng họ sẵn sàng hợp tác với Panama nếu quốc gia Trung Mỹ này yêu cầu trợ giúp về việc liên quan tới một chiếc tầu mang cờ Bắc Triều Tiên mà họ đã chặn lại khi toan đi qua kênh đào Panama bị nghi là có chở các bộ phận phi đạn.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Patrick Ventrell nói rằng Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ quyết định chủ quyền của Panama để khám xét chiếc tầu này.

 

Tối thứ Hai, Tổng Thống Ricardo


Tổng thống Panama Ricardo Martinelli


x

Tổng thống Panama Ricardo Martinelli

Tổng thống Panama Ricardo Martinelli


của Panama nói rằng chiếc tàu đã bị giới hữu trách chặn lại, vì bị nghi là chở ma túy, nhưng lại thấy thứ họ tin là “thiết bị phi đạn tối tân.”

Ông Martinelli nói rằng chiếc tàu này tới từ Cuba.

Ông Martinelli không tiết lộ chi tiết về số lượng hoặc loại bộ phận phi đạn nào đã được tìm thấy, nhưng ông đã tải lên trang Twitter của mình một tấm ảnh cho thấy một vật thể hình ống, màu xanh lá cây bên trong một containơ chứa đường.


Bức ảnh được tải lên trang Twitter của Tổng thống PanamaBức ảnh được tải lên trang Twitter của Tổng thống Panama


x

Bức ảnh được tải lên trang Twitter của Tổng thống Panama

Bức ảnh được tải lên trang Twitter của Tổng thống Panama




Tổng Thống Martinelli sau đó nói với truyền thông Panama rằng viên thuyền trưởng của chiếc tàu đã tìm cách tự vẫn, và rằng 35 thủy thủ cùng với chiếc tàu đã bị cầm giữ để tiến hành điều tra.

 

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Ventrell nói rằng chiếc tầu này đã có một lịch sử về buôn lậu ma túy. Ông nói rằng giới hữu trách Hoa Kỳ đang tiếp xúc với Panama về vấn đề này và còn đang thâu thập dữ liệu chính xác về những gì con tầu này chuyên chở.

Ông nói rằng nếu con tầu này chở võ khí hay các vật liệu liên quan, thì sẽ vi phạm nhiều nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

 

Nước cộng sản Cuba là một đồng minh hiếm hoi của Bắc Triều Tiên, một nước bị cô lập với phần lớn cộng đồng quốc tế, một phần vì các vũ khí hạt nhân và chương trình phi đạn của nước này.

 

Các biện pháp cấm vận của Liên Hiệp Quốc nghiêm cấm Bắc Triều Tiên không được mua hay bán công nghệ phi đạn đạn đạo, hoặc công nghệ hạt nhân. Các biện pháp cấm vận này đã bị siết chặt thêm sau vụ thử nghiệm hạt nhân thứ 3 của Bắc Triều Tiên hồi tháng Hai vừa rồi.