Điều gì đã khiến tổ tiên sơ khai nhất của chúng ta lại từ bỏ sự che chở của cây cối để đứng thẳng người và đi bằng hai chân?
Các lý thuyết truyền thống nêu lên những biến đổi khí hậu làm giảm bớt sự che phủ của cây và buộc người xưa phải tìm thức ăn và săn bắt trên đất cứng.
Nhưng một cuộc khảo cứu mới gợi ý về một kích thích tiến hóa khác.
Các nhà khảo cổ tại Trường Đại Học York ở London bên Anh nói con người sơ khai bị hấp dẫn bởi mặt đất gồ ghề được tạo ra bởi các núi lửa và các trận động đất thời Pliocene, từ hai triệu tới năm triệu năm trước đây.
Những vỉa đất trồi lên và những hẻm núi cung cấp nơi ẩn náu và các cơ hội săn bắt, nhưng đòi hỏi phải bò, trườn, leo trèo và phải di chuyển nhanh qua những lớp đất nứt.
Trong tạp chí Antiquity, các nhà khảo cứu Châu Âu nói các tình huống nêu trên khuyến khích một dáng đứng thẳng hơn, bàn tay to hơn, cánh tay khéo léo hơn, kết quả những người nguyên sơ biết dùng các dụng cụ thô sơ.
Isabelle Winder, một trong các tác giả của cuộc khảo cứu này gợi ý rằng sống trong khung cảnh khó khăn như vậy dẫn tới “việc cải thiện những kỹ năng nhận biết, ví dụ như biết xác định vị trí và có khả năng truyền tin,” tiếp tục biến hóa thành những chủng loại như chúng ta ngày nay.