Walmart kiểm tra công xưởng của các nhà cung ứng Bangladesh
Walmart hành động như vậy sau khi một tòa nhà trong đó có các xưởng may ở Bangladesh bị sập hồi tháng trước, giết chết hơn 1,100 công nhân.
Công ty Walmart tuyên bố từ nay sẽ không mua sản phẩm từ bất cứ xưởng may nào không đạt tiêu chuẩn an toàn và không sửa chữa đầy đủ những gì được phát hiện.
Walmart hành động riêng rẽ với một thỏa thuận chung của nhiều nhà bán lẻ hàng may mặc và nhãn hiệu hàng đầu thế giới, để đòi các điều kiện làm việc tốt hơn tại Bangladesh.
Trong các nhãn hiệu đồ may mặc đó có H&M, Zara, Tesco, Calvin Klein, và Izod.
Họ đã ra hạn chót là vào ngày thứ Tư này, tất cả các nhà bán lẻ cho các nhãn hiệu của họ phải ký vào thỏa thuận liên hệ.
Vụ sập tòa nhà hồi tháng trước đã giết chết 1,127 người.
Gần 2,500 người được cứu sống khỏi đống đổ nát, kể cả một thiếu nữ 19 tuổi đã sống sót sau khi bị mắc kẹt 17 ngày dưới đống gách vụn.
Nhà chức trách Bangladesh đã bắt giữ 9 người có liên quan tới vụ sập tòa nhà.
- Đám đông tụ tập tại tòa nhà thương mại 8 tầng ở Savar bị sập trong lúc nhân viên cứu hộ giải cứu công nhân may mặc bị kẹt dưới đống đổ nát, ngày 24/4/2013.
- Nhân viên cứu hộ cùng dân chúng tìm kiếm người sống sót sau vụ sập tòa nhà 8 tầng ở vùng ngoại ô Dhakar, ngày 24/4/2013.
- Nhân viên cứu hộ dùng vải may để đưa người sống sót ra khỏi đống đổ nát sau vụ sập tòa nhà ở Savar trong đó có một xưởng may ở bên trong, ngày 24/4/2013.
- Một người đàn ông được giải cứu từ đống đổ nát của tòa nhà bị sụp đổ ở Savar, gần Dhaka, ngày 24/4/2013.
- Một nhân viên cứu hỏa khiêng người bị thương ra khỏi tòa nhà bị sập ở ở Savar, ngoại ô Dhaka, ngày 24/4/2013.
- Thân nhân khóc người thân thiệt mạng trong vụ sập tòa nhà 8 tầng ở Savar, gần Dhaka, Bangladesh, ngày 24/4/2013.