Chuyện bao đồng
Thí dụ. Ngay ở Mỹ là nơi được cho là dân chủ nhất, nơi người dân có một trình độ nhận thức nhất định, thì năm nào đến lúc bầu cử cả 2 đảng cũng đều phải lo làm sao đốc thúc được cho nhiều người đi bầu. Có trên 50% dân số đi bầu đã là một điều đáng mừng. Ở Úc không đi bầu còn bị phạt tiền. Vậy mà cũng chẳng hơn được bao nhiêu. Thế mới thấy rõ đúng là 'cha chung không ai khóc'. Mặc dù chuyện chọn ai làm boss của mình là tối quan trọng. Vì nó sẽ định đoạt biết bao nhiêu việc liên quan trực tiếp đến cuộc sống của mình và gia đình mình.
Thế mới thấy con người chưa hẳn là một động vật thông minh xuất chúng như chúng ta tưởng.
Tôi lại thấy thế này. Phần lớn chỉ quan tâm đến những câu chuyện mang tính chất cá nhân, quanh quẩn bên gia đình, bè bạn. Ngay cả khi họ hoàn toàn được tự do phát biểu về bất kỳ điều gì họ muốn thì họ cũng ít khi để tâm đến những câu chuyện mang tính chất thời sự hoặc liên quan đến tương lai của dân tộc, của đất nước.
Thí dụ. Hiện tại trên trang mạng Facebook của tôi có trên 8000 bạn bè (friends) và những người theo dõi (followers). Vì vậy ngày nào tôi cũng thấy hàng trăm (nếu không muốn nói là hàng ngàn) tin tức được cập nhật liên hồi bởi chính những người bạn này. Thế nhưng các bạn có biết phần lớn họ đăng những tin tức gì không?
Toàn là những thông tin mang tính chất cá nhân, vô bổ thôi bạn ạ. Họ đang ăn món gì. Ở đâu. Chụp hình tự sướng đủ góc, đủ kiểu. Tất tần tật họ đều chia xẻ với bạn bè. Thế nhưng họ lại hoàn toàn không có thời gian cho những vấn đề khác trong xã hội. Thế mới tiếc.
Đành rằng đã phàm là người rồi thì chúng ta ai cũng có những mối liên hệ, những công việc riêng tư. Tôi cũng thế. Nhưng trong cuộc sống tạm bợ này, thật ra không phải lúc nào chúng ta cũng cần phải nghĩ về những điều đó. Có những vấn đề hệ trọng mà nếu như tất cả chúng ta quan tâm một cách thiết thực hơn, chắc chắn nó sẽ mang lại những thay đổi tích cực trong thế giới nơi chúng ta đang hiện hữu.
Thí dụ như ở Việt nam chẳng hạn. Tôi tin rằng ngày nào những tiếng nói độc lập của các bloggers, nhà báo, luật sư, v.v.. trở thành số đông hoặc được số đông ủng hộ, ngày ấy sẽ là ngày đất nước Việt nam được thay đổi một cách tốt nhất.
Và đấy cũng là nhận xét cuối cùng của tôi trong bài blog này. Đó là mặc dù những tiếng nói độc lập ở Việt nam hiện vẫn là những tiếng nói nhỏ nhoi, thuộc một thiểu số rất ít nhưng ngược lại họ là những người kiên trì, chủ động nhất.
Và như tôi đã từng chia xẻ với các bạn, tôi tin rằng sự thành công thường chỉ đến với những ai thật sự quyết tâm theo đuổi chí hướng của mình. Sự thông minh, hiểu biết và sáng tạo đều cần thiết. Nhưng nếu không có ý chí bền bỉ thì có đuợc cả 3 cũng bằng không.
Chẳng hiểu sao hôm nay tôi lan man quá.
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.