Giảm khí gây ô nhiễm ngắn hạn sẽ giảm mức nước biển dâng lên
Posted: Sun Apr 14, 2013 2:21 pm
VOA - Arts and Entertainment
Theo một phúc trình mới của các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về khí hậu thì vẫn còn thời gian để làm cho đà dâng lên của mực nước biển trên khắp thế giới chậm lại, và chiến lược của họ không chỉ chú trong vào khí carbon dioxide (CO2).
Khí CO2 tích tụ trong bầu khí quyển và giữ năng lượng mặt trời, trong suốt thế kỷ qua được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng tan băng hiện nay, làm các dải băng nhỏ dần lại và mực nước biển dâng cao.
Tuy nhiên có những loại khí khác gây ô nhiễm và làm cho năng lượng bị giữ lại, có tác động trong ngăn hạn và các nhà nghiên cứu nói rằng giảm các loại khí thải đó có thể là một cách hữu hiệu hơn để làm chậm mức độ ấm dần lên của khí hậu và giảm đà dâng lên của mực nước biển.
Các nhà nghiên cứu xác định các loại khí như methane, ozon ở tầng đối lưu, hydrofluorocarbons và black carbon (bồ hóng), như những loại khí gây ô nhiễm có thể được nhắm vào để giảm đáng kể sự thải ra của chúng, với các kỷ thuật đã có hiện nay,
Nếu được thực hiện nhanh chóng, chiến lược đó có thể cân bằng khoảng 50% nhiệt độ đang ấm dần lên, vào năm 2050, và giảm mực nước biển dâng cao khoảng 22% đến 42% trước cuối thế kỷ này. Trì hoãn việc cắt giảm mức khí thải sẽ làm giảm tác động có lợi.
Trong phúc trình, đăng trên tạp chí Nature Climate Change, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng khí carbon dioxide vẫn là yếu tố quan trong nhất gây ra tình trạng nước biển dâng lên, trong dài hạn.
Tuy nhiên đồng tác giả bản phúc trình, nhà nghiên cứu Warren Washington, thuộc trung tâm nghiên cứu về khí quyển National Center for Atmospheric Research nêu lên rằng ‘chúng ta có thể tạo được sự thay đổi trong nhiều thập niên sắp tới bằng cách giảm các loại khí thải khác.’
Khí CO2 tích tụ trong bầu khí quyển và giữ năng lượng mặt trời, trong suốt thế kỷ qua được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng tan băng hiện nay, làm các dải băng nhỏ dần lại và mực nước biển dâng cao.
Tuy nhiên có những loại khí khác gây ô nhiễm và làm cho năng lượng bị giữ lại, có tác động trong ngăn hạn và các nhà nghiên cứu nói rằng giảm các loại khí thải đó có thể là một cách hữu hiệu hơn để làm chậm mức độ ấm dần lên của khí hậu và giảm đà dâng lên của mực nước biển.
Các nhà nghiên cứu xác định các loại khí như methane, ozon ở tầng đối lưu, hydrofluorocarbons và black carbon (bồ hóng), như những loại khí gây ô nhiễm có thể được nhắm vào để giảm đáng kể sự thải ra của chúng, với các kỷ thuật đã có hiện nay,
Nếu được thực hiện nhanh chóng, chiến lược đó có thể cân bằng khoảng 50% nhiệt độ đang ấm dần lên, vào năm 2050, và giảm mực nước biển dâng cao khoảng 22% đến 42% trước cuối thế kỷ này. Trì hoãn việc cắt giảm mức khí thải sẽ làm giảm tác động có lợi.
Trong phúc trình, đăng trên tạp chí Nature Climate Change, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng khí carbon dioxide vẫn là yếu tố quan trong nhất gây ra tình trạng nước biển dâng lên, trong dài hạn.
Tuy nhiên đồng tác giả bản phúc trình, nhà nghiên cứu Warren Washington, thuộc trung tâm nghiên cứu về khí quyển National Center for Atmospheric Research nêu lên rằng ‘chúng ta có thể tạo được sự thay đổi trong nhiều thập niên sắp tới bằng cách giảm các loại khí thải khác.’