Page 1 of 1

Bắc Triều Tiên cắt đường dây nóng với miền Nam

PostPosted: Wed Mar 27, 2013 5:52 am
by NewsReporter
VOA - Arts and Entertainment

Dân chúng Bắc Triều Tiên đi ngang qua áp phích tuyên truyền ở Bình Nhưỡng đe dọa trừng phạt đế quốc Mỹ và các đồng minh của họ, ngày 26 tháng 3, 2013.




x

Bắc Triều Tiên đả kích Tổng thống Nam Triều Tiên Park Geun-hye vì đề cập đến nạn đói ở miền Bắc và sự cô lập của nước này.

Bắc Triều Tiên đả kích Tổng thống Nam Triều Tiên Park Geun-hye vì đề cập đến nạn đói ở miền Bắc và sự cô lập của nước này.


​​Diễn biến này là phản ứng trước bài phát biểu của tổng thống Nam Triều Tiên hôm qua, cảnh báo miền Bắc rằng sự tồn vong của họ tùy thuộc vào việc từ bỏ vũ khí hạt nhân và mưu tìm phát triển các phi đạn đạn đạo tầm xa.

Trong một chương trình phát thanh từ Bình Nhưỡng trên đài phát thanh nhà nước, một phát thanh viên trích thuật lời Ủy ban Tái thống nhất Hòa bình Triều Tiên, đả kích Tổng thống Park vì đã đề cập đến nạn đói ở miền Bắc và sự cô lập của nước này, và nói rằng bà nên cẩn thận lời ăn tiếng nói và chớ nên thốt ra những lời khiêu khích không thể tha thứ được.

Mặc dầu không đề cập đích danh và chức vụ của bà Park, phát thanh viên vừa kể nói người làm chủ dinh tổng thống nên nhớ rằng bất kỳ lời lẽ sai lầm nào của bà đều có thể “đưa đến thảm hoạ khủng khiếp” vào một thời điểm nguy hiểm và đi đến hậu quả là bà sẽ gặp phải “một sự tàn phá thảm thương” nếu bà coi thường những lời cảnh báo của Bình Nhưỡng.

Một thông báo khác mà Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên đưa ra hôm nay nhắm vào Hoa Kỳ. Thông báo nói rằng trong khi có thể có “ưu thế về số lượng vũ khí hạt nhân, Hoa Kỳ sẽ không có khả năng thoát được một vấn nạn đau buồn là vĩnh viễn bị tiêu diệt trong những ngọn lửa do chính tay mình châm lên.”

Ông Kim Eul-chul, một giáo sư chuyên nghiên cứu về Bắc Triều Tiên tại trường Ðại học Kyungnam ở Seoul, coi những phát biểu mang tính cách khiêu khích này là một mưu toan của Bình Nhưỡng cần phải được coi là nghiêm trọng.

Ông Lim nói thêm rằng mặc dù phần lớn cộng đồng quốc tế sẽ không đồng ý với lập trường của Bình Nhưỡng, miền Bắc vẫn đang tìm cách tranh thủ hậu thuẫn của các nước có thể có thiện cảm với họ hơn, như Nga và Trung Quốc.

Và một thông báo khác hôm nay của Bình Nhưỡng nói rằng ban chấp hành trung ương đảng Lao động sẽ triệu tập trong tháng này để “thảo luận và quyết định một vấn đề quan trọng.”

Không có ngày tháng cụ thể hay chi tiết được nêu ra ngoài việc nói rằng ban sẽ thực hiện “một sự chuyển hướng sâu rộng” để đạt được các mục tiêu cách mạng.

Giáo sư Lim tại trường Ðại học Kyungnam nói cuộc họp có thể công bố các chính sách mới về kinh tế.

Ông nói sự kiện này có thể bao gồm các luật lệ mới để thu hút nguồn vốn nước ngoài vô cùng cấp thiết và ban chấp hành cũng có thể loan báo một cuộc cải tổ các cơ quan nội bộ để đáp lại tình hình chính trị thay đổi trong nước và ở nước ngoài.

Bắc Triều Tiên trước đây đã thông báo rằng viện lập pháp không có thực quyền, là Quốc hội Nhân dân Tối cao, sẽ họp tại Bình Nhưỡng vào ngày 1 tháng 4.

Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên được coi là có các quân đội lớn vào hàng thứ 3 và thứ 4 trên thế giới.

Hai bên đã tiến hành một cuộc chiến gay gắt kéo dài 3 năm vào đầu thập niên 1950. Chiến tranh Triều Tiên kết thúc bằng một lệnh hưu chiến, mà Bình Nhưỡng đã nói hồi đầu tháng này là họ sẽ phá vỡ. Seoul chưa hề ký ộđình chiến, nhưng bộ chỉ huy Liên Hiệp Quốc do Hoa Kỳ lãnh đạo cho biết lệnh hưu chiến này không thể bị bãi bỏ một cách đơn phương và do đó cuộc hưu chiến vẫn có hiệu lực.

Hoa Kỳ duy trì hơn 28.000 nhân viên trong quân lực của họ ở Nam Triều Tiên. Một tướng lãnh Hoa Kỳ cũng lãnh đạo bộ chỉ huy Liên Hiệp Quốc, đã từng chiến đấu với lực lượng Trung Quốc và Bắc Triều Tiên trong cuộc chiến tranh và vẫn còn được duy trì để bảo vệ miền Nam.