Xã hội dân sự ở Việt Nam: Một bức tranh lệch lạc và dang dở
Posted: Thu Jan 31, 2013 12:18 pm
VOA - Arts and Entertainment
Hầu hết các tài liệu viết về xã hội dân sự ở Việt Nam, chủ yếu bằng tiếng Anh đều nhấn mạnh: Xã hội dân sự chỉ mới manh nha tại Việt Nam từ giữa thập niên 1980, khi chính phủ và đảng cầm quyền công bố chính sách đổi mới. Thật ra, không phải. Theo tôi, đó chỉ là một cái nhìn phi lịch sử và đầy thiên kiến chính trị: Một cách vô tình hay cố ý, người ta hư vô hoá sự tồn tại của một nửa nước tương đối tự do trong thời kỳ 1954-75.
Từ những góc nhìn khác nhau, người ta có thể phê phán chế độ Việt Nam Cộng Hòa về nhiều điểm, từ chính trị đến quân sự, từ kinh tế đến xã hội. Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận được: ở miền Nam, từ 1954 đến 1975, xã hội dân sự được phát triển một cách mạnh mẽ. Số lượng các tổ chức (chính thức và không chính thức) có tính chất tự nguyện, phi lợi nhuận, độc lập với nhà nước, của những người có cùng sở thích hoặc lý tưởng chung, nhiều vô cùng.
Không những nhiều mà còn đa dạng. Hầu như ở lãnh vực nào cũng có. Có những tổ chức có gốc gác từ ngoại quốc như: Hội Hồng Thập Tự (bây giờ gọi là Hội Chữ Thập Đỏ) hay Hướng Đạo. Có những tổ chức liên quốc gia như Hội Việt – Mỹ hay Hội Việt – Pháp, Việt – Đức. Các tôn giáo, ngoài một tổ chức thống nhất chung, còn có nhiều tổ chức nhỏ, như Công giáo thì có Phong trào Thiếu nhi Thánh thể, Hùng Tâm Dũng Chí và Thanh niên Sinh Công; Phật giáo thì, ngoài Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, có Hội Phật Học Việt Nam, Gia đình Phật tử, Thanh niên Phật tử… Địa phương nào cũng có các Hội đồng hương, Hội tương trợ hoặc Hội tương tế. Với người già thì có các Hội cao niên; với người trẻ thì, ngoài Hướng Đạo, còn có các tổ chức như Đoàn Thanh niên Thiện chí, Du Ca, Đoàn Văn nghệ Thanh niên Tiên Rồng, Đoàn văn nghệ Thanh niên Học sinh (còn có tên là Phong trào Nguồn sống), Thanh niên Phụng sự Xã hội, Đoàn Công tác Xã hội Sinh viên Học sinh. Ở các đại học đều có Hội Sinh viên; ở Sài Gòn và Huế còn có Tổng hội Sinh viên. Trong lãnh vực văn hóa cũng có rất nhiều tổ chức dân sự như: Cơ quan Khảo cứu Văn hóa Kỹ thuật Việt Nam, Tổng hội Khổng học Việt Nam, Tổng hội Việt Nam cổ học, Hội Việt Nam Văn hóa Á châu, Hội Giáo dục Bình dân Việt Nam… Về báo chí, có Nghiệp đoàn Ký giả Nam Việt, Hội Ái hữu Ký giả Việt Nam, Nghiệp đoàn Ký giả Việt Nam…Về văn học thì có Trung tâm Văn bút và vô số các thi văn đoàn ở mọi nơi. Một số tạp chí lớn hoạt động như một nhóm với một số cây bút chính làm hạt nhân, từ đó, chúng ta có nhóm Văn hóa Ngày nay, nhóm Sáng Tạo, nhóm Quan Điểm. Về mỹ thuật, ngoài Nghiệp đoàn Hội họa Việt Nam, còn có Hội hoạ sĩ trẻ. Về âm nhạc thì lại càng phong phú.
Một số tổ chức trên có thể nhận được sự tài trợ của chính quyền, nhưng ngay cả trong trường hợp ấy, họ cũng có tự do để hoạt động một cách độc lập, theo quy chế tự quản. Ngoài ra, còn có vô số tổ chức được thành lập chỉ với mục đích chống chính quyền như Ủy ban Cải thiện Chế độ Lao tù (của Linh mục Chân Tín), Phong trào Phụ nữ đòi Quyền sống (của Ngô Bá Thành), Ủy ban Tranh đấu cho Tự do Báo chí và Xuất bản (của Nguyễn Văn Bình), Ủy ban Bảo vệ Quyền lợi Người lao động (của Phan Khắc Từ), Lực lượng Hoà hợp Hòa giải Dân tộc (của Vũ Văn Mẫu), v.v.
Không những ở miền Nam thời 1954-75, ngay cả trước đó nữa, từ đầu thế kỷ 20, dưới thời Pháp thuộc, xã hội dân sự cũng đã phát triển khá mạnh mẽ. Ngoài các tổ chức chính trị chống Pháp, một cách công khai hay bí mật, còn có vô số các tổ chức xã hội, văn hóa, giáo dục rải rác khắp nơi, đặc biệt tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội và Huế. Nông dân thì lập các Nông hội; học sinh sinh viên thì lập các Học hội; phụ nữ cũng lập các Hội phụ nữ dưới nhiều danh xưng khác nhau; phần lớn các tổ chức Phật giáo hoạt động sau này đều có tiền thân từ trước năm 1945: Hội Nam kỳ Nghiên cứu Phật học (1930), Hội An Nam Phật học (1932), Hội Phật giáo Bắc kỳ (1934)… Về phương diện văn hóa, nổi bật nhất là Đông Kinh nghĩa thục (1907), Hội Khai trí Tiến Đức (1919-45), nhóm Tự Lực văn đoàn (nhóm này cũng tổ chức Phong trào Ánh sáng nhắm vào các hoạt động xã hội), và Hội Truyền bá Quốc ngữ (1938-45, do Nguyễn Văn Tố làm Hội trưởng).
Nếu đi ngược thời gian, trước thế kỷ 20, dưới thời phong kiến, chúng ta cũng có thể bắt gặp một hình thức phôi thai của các tổ chức xã hội dân sự. Ở các trường học vốn có chút tính chất thương mại (để nuôi sống các thầy đồ) nhưng nhiều hơn, tính chất văn hóa, nơi thầy trò và các đồng môn gặp gỡ và trao đổi với nhau về các chuyện học thuật, văn chương cũng như thế sự. Ở các tao đàn (trừ Tao Đàn Nhị thập bát tú vốn có tính quan phương do vua Lê Thánh Tông thành lập và làm Đô nguyên súy) như Chiêu Anh các của Mạc Thiên Tứ, Tùng Vân xã (còn được gọi là Mặc Vân thi xã) của Tùng Thiện vương. Vân vân.
Trong cuốn Civil Society in China (1), Timothy Brook phác họa sự phát triển của xã hội dân sự - qua các tổ chức có tính chất tự trị - ở Trung Quốc qua hai thời kỳ, từ thế kỷ 16 đến năm 1911 (thời nhà Thanh) và từ 1911-1949 (thời Cộng Hòa) như sau:
Mô hình trên có thể gợi ý cho chúng ta trong việc tìm hiểu về sự hiện diện của xã hội dân sự tại Việt Nam trước thế kỷ 20 vì dù sao, ngày trước, giữa Việt Nam và Trung Quốc, vẫn có rất nhiều điểm tương đồng. Ở Việt Nam ngày xưa, chắc chắn cũng có mầm mống của các tổ chức tự trị theo ba nguyên tắc đầu được Brook đề cập: theo địa phương, nghề nghiệp và sở thích. Tuy nhiên, đây là những vấn đề lớn, cần nhiều tài liệu hơn trước khi đi đến bất cứ kết luận nào.
Ở đây, với cái nhìn thoáng qua như trên, chúng ta có thể thấy được một số điểm:
Thứ nhất, xã hội dân sự đã manh nha ở Việt Nam từ trước thế kỷ 20.
Thứ hai, từ đầu thế kỷ 20 trở đi, nó đã thực sự hình thành và phát triển.
Thứ ba, ở miền Nam, trong giai đoạn từ 1954 đến 1975, nó nở rộ.
Thứ tư, chỉ ở miền Bắc, từ sau 1954 và ở cả nước, sau năm 1975, xã hội dân sự mới bị triệt tiêu.
Ở đây lại nảy ra hai vấn đề:
Thứ nhất, xã hội dân sự dưới thời Pháp thuộc cũng như ở miền Nam có đóng vai trò gì đáng kể trong quá trình dân chủ hóa xã hội hay không?
Thứ hai, tại sao đảng Cộng sản lại cấm đoán xã hội dân sự?
Để trả lời một cách thuyết phục cho câu hỏi thứ nhất, cần có những công trình nghiên cứu công phu và công tâm. Cho đến bây giờ, chúng ta vẫn chưa có. Đành chờ.
Với vấn đề thứ hai, câu trả lời tương đối dễ: Đó là chính sách. Chính sách ấy gắn liền với các quan điểm quan trọng trong chủ nghĩa Mác, được Karl Marx đề cập và được Antonio Gramsci, một nhà Mác-xít lỗi lạc ở đầu thế kỷ 20, khai triển, từ đó, được áp dụng rộng rãi trong tất cả các chế độ xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Cho đến ngày các chế độ ấy bị sụp đổ.
Chú thích:
1. Timothy Brook & B. Michael Frolic (1997), Civil Society in China, New York: M.E. Sharpe, tr. 25.
Từ những góc nhìn khác nhau, người ta có thể phê phán chế độ Việt Nam Cộng Hòa về nhiều điểm, từ chính trị đến quân sự, từ kinh tế đến xã hội. Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận được: ở miền Nam, từ 1954 đến 1975, xã hội dân sự được phát triển một cách mạnh mẽ. Số lượng các tổ chức (chính thức và không chính thức) có tính chất tự nguyện, phi lợi nhuận, độc lập với nhà nước, của những người có cùng sở thích hoặc lý tưởng chung, nhiều vô cùng.
Không những nhiều mà còn đa dạng. Hầu như ở lãnh vực nào cũng có. Có những tổ chức có gốc gác từ ngoại quốc như: Hội Hồng Thập Tự (bây giờ gọi là Hội Chữ Thập Đỏ) hay Hướng Đạo. Có những tổ chức liên quốc gia như Hội Việt – Mỹ hay Hội Việt – Pháp, Việt – Đức. Các tôn giáo, ngoài một tổ chức thống nhất chung, còn có nhiều tổ chức nhỏ, như Công giáo thì có Phong trào Thiếu nhi Thánh thể, Hùng Tâm Dũng Chí và Thanh niên Sinh Công; Phật giáo thì, ngoài Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, có Hội Phật Học Việt Nam, Gia đình Phật tử, Thanh niên Phật tử… Địa phương nào cũng có các Hội đồng hương, Hội tương trợ hoặc Hội tương tế. Với người già thì có các Hội cao niên; với người trẻ thì, ngoài Hướng Đạo, còn có các tổ chức như Đoàn Thanh niên Thiện chí, Du Ca, Đoàn Văn nghệ Thanh niên Tiên Rồng, Đoàn văn nghệ Thanh niên Học sinh (còn có tên là Phong trào Nguồn sống), Thanh niên Phụng sự Xã hội, Đoàn Công tác Xã hội Sinh viên Học sinh. Ở các đại học đều có Hội Sinh viên; ở Sài Gòn và Huế còn có Tổng hội Sinh viên. Trong lãnh vực văn hóa cũng có rất nhiều tổ chức dân sự như: Cơ quan Khảo cứu Văn hóa Kỹ thuật Việt Nam, Tổng hội Khổng học Việt Nam, Tổng hội Việt Nam cổ học, Hội Việt Nam Văn hóa Á châu, Hội Giáo dục Bình dân Việt Nam… Về báo chí, có Nghiệp đoàn Ký giả Nam Việt, Hội Ái hữu Ký giả Việt Nam, Nghiệp đoàn Ký giả Việt Nam…Về văn học thì có Trung tâm Văn bút và vô số các thi văn đoàn ở mọi nơi. Một số tạp chí lớn hoạt động như một nhóm với một số cây bút chính làm hạt nhân, từ đó, chúng ta có nhóm Văn hóa Ngày nay, nhóm Sáng Tạo, nhóm Quan Điểm. Về mỹ thuật, ngoài Nghiệp đoàn Hội họa Việt Nam, còn có Hội hoạ sĩ trẻ. Về âm nhạc thì lại càng phong phú.
Một số tổ chức trên có thể nhận được sự tài trợ của chính quyền, nhưng ngay cả trong trường hợp ấy, họ cũng có tự do để hoạt động một cách độc lập, theo quy chế tự quản. Ngoài ra, còn có vô số tổ chức được thành lập chỉ với mục đích chống chính quyền như Ủy ban Cải thiện Chế độ Lao tù (của Linh mục Chân Tín), Phong trào Phụ nữ đòi Quyền sống (của Ngô Bá Thành), Ủy ban Tranh đấu cho Tự do Báo chí và Xuất bản (của Nguyễn Văn Bình), Ủy ban Bảo vệ Quyền lợi Người lao động (của Phan Khắc Từ), Lực lượng Hoà hợp Hòa giải Dân tộc (của Vũ Văn Mẫu), v.v.
Không những ở miền Nam thời 1954-75, ngay cả trước đó nữa, từ đầu thế kỷ 20, dưới thời Pháp thuộc, xã hội dân sự cũng đã phát triển khá mạnh mẽ. Ngoài các tổ chức chính trị chống Pháp, một cách công khai hay bí mật, còn có vô số các tổ chức xã hội, văn hóa, giáo dục rải rác khắp nơi, đặc biệt tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội và Huế. Nông dân thì lập các Nông hội; học sinh sinh viên thì lập các Học hội; phụ nữ cũng lập các Hội phụ nữ dưới nhiều danh xưng khác nhau; phần lớn các tổ chức Phật giáo hoạt động sau này đều có tiền thân từ trước năm 1945: Hội Nam kỳ Nghiên cứu Phật học (1930), Hội An Nam Phật học (1932), Hội Phật giáo Bắc kỳ (1934)… Về phương diện văn hóa, nổi bật nhất là Đông Kinh nghĩa thục (1907), Hội Khai trí Tiến Đức (1919-45), nhóm Tự Lực văn đoàn (nhóm này cũng tổ chức Phong trào Ánh sáng nhắm vào các hoạt động xã hội), và Hội Truyền bá Quốc ngữ (1938-45, do Nguyễn Văn Tố làm Hội trưởng).
Nếu đi ngược thời gian, trước thế kỷ 20, dưới thời phong kiến, chúng ta cũng có thể bắt gặp một hình thức phôi thai của các tổ chức xã hội dân sự. Ở các trường học vốn có chút tính chất thương mại (để nuôi sống các thầy đồ) nhưng nhiều hơn, tính chất văn hóa, nơi thầy trò và các đồng môn gặp gỡ và trao đổi với nhau về các chuyện học thuật, văn chương cũng như thế sự. Ở các tao đàn (trừ Tao Đàn Nhị thập bát tú vốn có tính quan phương do vua Lê Thánh Tông thành lập và làm Đô nguyên súy) như Chiêu Anh các của Mạc Thiên Tứ, Tùng Vân xã (còn được gọi là Mặc Vân thi xã) của Tùng Thiện vương. Vân vân.
Trong cuốn Civil Society in China (1), Timothy Brook phác họa sự phát triển của xã hội dân sự - qua các tổ chức có tính chất tự trị - ở Trung Quốc qua hai thời kỳ, từ thế kỷ 16 đến năm 1911 (thời nhà Thanh) và từ 1911-1949 (thời Cộng Hòa) như sau:
Các tổ chức tự trị ở Trung Quốc | ||
Nguyên tắc | Từ thế kỷ 16 đến 1911 | Từ 1911-1949 |
1. Theo địa phương (locality) | Làng xã Hội đồng hương | Hội đồng làng, khu phố Hội đồng hương |
2. Theo nghề nghiệp (occupation) | Phường hội | Hội kinh đoanh, hội nghề nghiệp, nghiệp đoàn |
3. Theo sở thích (fellowship) | Các hội đạo | Tổ chức tôn giáo, nhà thờ |
Tổ chức từ thiện | Tổ chức từ thiện, phát triển xã hội | |
Nhóm văn nghệ | Hội kịch nghệ, đoàn âm nhạc, câu lạc bộ sách, câu lạc bộ thể thao, hội phụ nữ, đoàn thanh niên | |
Trường học | Trường tư, đại học, hội sinh viên, hội cựu học sinh, hội nghiên cứu | |
4. Theo lý tưởng chung (common cause) | Đảng phái chính trị, các nhóm vận động chính sách |
Mô hình trên có thể gợi ý cho chúng ta trong việc tìm hiểu về sự hiện diện của xã hội dân sự tại Việt Nam trước thế kỷ 20 vì dù sao, ngày trước, giữa Việt Nam và Trung Quốc, vẫn có rất nhiều điểm tương đồng. Ở Việt Nam ngày xưa, chắc chắn cũng có mầm mống của các tổ chức tự trị theo ba nguyên tắc đầu được Brook đề cập: theo địa phương, nghề nghiệp và sở thích. Tuy nhiên, đây là những vấn đề lớn, cần nhiều tài liệu hơn trước khi đi đến bất cứ kết luận nào.
Ở đây, với cái nhìn thoáng qua như trên, chúng ta có thể thấy được một số điểm:
Thứ nhất, xã hội dân sự đã manh nha ở Việt Nam từ trước thế kỷ 20.
Thứ hai, từ đầu thế kỷ 20 trở đi, nó đã thực sự hình thành và phát triển.
Thứ ba, ở miền Nam, trong giai đoạn từ 1954 đến 1975, nó nở rộ.
Thứ tư, chỉ ở miền Bắc, từ sau 1954 và ở cả nước, sau năm 1975, xã hội dân sự mới bị triệt tiêu.
Ở đây lại nảy ra hai vấn đề:
Thứ nhất, xã hội dân sự dưới thời Pháp thuộc cũng như ở miền Nam có đóng vai trò gì đáng kể trong quá trình dân chủ hóa xã hội hay không?
Thứ hai, tại sao đảng Cộng sản lại cấm đoán xã hội dân sự?
Để trả lời một cách thuyết phục cho câu hỏi thứ nhất, cần có những công trình nghiên cứu công phu và công tâm. Cho đến bây giờ, chúng ta vẫn chưa có. Đành chờ.
Với vấn đề thứ hai, câu trả lời tương đối dễ: Đó là chính sách. Chính sách ấy gắn liền với các quan điểm quan trọng trong chủ nghĩa Mác, được Karl Marx đề cập và được Antonio Gramsci, một nhà Mác-xít lỗi lạc ở đầu thế kỷ 20, khai triển, từ đó, được áp dụng rộng rãi trong tất cả các chế độ xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Cho đến ngày các chế độ ấy bị sụp đổ.
Chú thích:
1. Timothy Brook & B. Michael Frolic (1997), Civil Society in China, New York: M.E. Sharpe, tr. 25.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.