Thái Lan gia hạn ngày đăng ký cuối cùng các công nhân di dân

PostFri Jan 18, 2013 5:20 pm

VOA - Arts and Entertainment

Các nhà hoạt động lao động tại Thái Lan hoan nghênh việc chính phủ gia hạn ngày đăng ký cuối cùng của gần 2 triệu công nhân di dân không có giấy tờ, để trở thành hợp pháp. Những di dân bất hợp pháp hiện giờ có được thêm bốn tháng nữa để đăng ký qua một tiến trình mới đơn giản. Tuy nhiên các nhà hoạt động nói qui định mới vẫn còn chỗ cho việc bóc lột các công nhân nước ngoài phần lớn là từ Miến Điện, Campuchia và Lào.

Trong tuần này, Thái Lan loan báo gia hạn thêm bốn tháng nữa ngày cuối cùng để các công nhân nước ngoài không có giấy tờ được đăng ký hợp lệ.

Việc gia hạn được đưa ra sau một tháng giằng co về hạn chót 14 tháng 12 và đe dọa trục xuất hàng loạt hơn một triệu công nhân.

Thái Lan có khoảng hai triệu rưỡi công nhân di dân, hầu hết từ Miến Điện đến, nhưng không đầy nửa triệu người đáp ứng được hạn chót để có giấy phép.

Nhà cầm quyền Thái Lan dọa trục xuất số di dân còn lại, gồm có hàng chục ngàn người giấy tờ đang được xúc tiến.

Sự đe dọa này chưa được thi hành và hôm thứ Ba, truyền thông Thái Lan loan báo một thỏa thuận đã đạt được nới rộng hạn chót cho đến ngày 14 tháng 4 và cho phép những công nhân không có giấy tờ được tham gia.

Nhà cầm quyền Thái Lan công bố một ít chi tiết, nhưng các nhà hoạt động nói tiến trình đăng ký sẽ được thực hiện tại những trung tâm mới được mở để nhanh chóng cấp giấy phép.

Ông Andy Hall nghiên cứu về di dân tại trường đại học Mahidol, Thái Lan. Ông nói chính sách mới là một sự thay đổi có ý nghĩa:

“Có vẻ như đây là một dịch vụ một cửa rất đơn giản. Và theo tôi, điều quan trọng hiện nay là đảm bảo tiến trình này minh bạch, nhanh chóng và không phải là độc quyền của những người môi giới hay những nhân viên tham nhũng.”




x




​​Khoảng 85% công nhân di dân tại Thái Lan từ Miến Điện đến. Những người này làm việc trong các xưởng máy, xây dựng và ngành hải sản, nhưng hầu hết là những công nhân không giấy tờ và bị bóc lột.

Thái Lan thiết lập một chương trình kiểm tra quốc tịch, với sự tham dự của các nước láng giềng, để hợp pháp hóa các công nhân nước ngoài và giảm những lạm dụng.

Tuy nhiên các nhà hoạt động nói tiến trình này cồng kềnh, tốn kém và chậm. Việc đòi hỏi di dân có sự hỗ trợ của chủ nhân đã cho phép những người chủ không có đạo đức và những người môi giới lấy lệ phí cao hay làm các việc buôn người và lao động bắt buộc.

Bà Jackie Pollock là giám đốc của Chương trình Trợ Giúp Di dân tại Thái Lan. Bà nói chính sách mới, trong khi đơn giản, vẫn đòi hỏi di dân được sự trợ giúp của các chủ nhân Thái Lan, và không phải tất cả đều muốn trả mức lương tối thiểu luật định mới là 300 baht hay 10 đô la một ngày. Bà nói:


Các di dân Miến Điện và các công nhân làm việc bất hợp pháp dùng thuyền vượt sông Moei để tới Mae Sot, Thái Lan.


x


Các di dân Miến Điện và các công nhân làm việc bất hợp pháp dùng thuyền vượt sông Moei để tới Mae Sot, Thái Lan.


​​“Do đó, chắc chắn là sẽ có nhiều chủ nhân không muốn tiến hành những bước theo tiến trình này bởi vì họ thích trả ít hơn là mức lương tối thiểu. Và tôi xem như hầu hết các chủ nhân tại Mae Sot đều muốn vậy. Ngày hôm qua, tại một cuộc họp các công nhân di dân ở Mae Sot, tôi hỏi những người này mức lương tối thiểu tại Mae Sot là bao nhiêu thì họ trả lời là 60 baht.”

Thái Lan nâng mức lương tối thiểu vào ngày 1 tháng Giêng nhưng hiện chưa rõ việc này được thi hành như thế nào.

Tiến trình kiểm tra quốc tịch thường làm cho công nhân di dân tốn khoảng vài tháng lương.

Lệ phí cho tiến trình mới chưa được loan báo nhưng ông Hall nói có thể vào khoảng 400 đô la một người. Điều này khiến cho không có nhiều người có đủ khả năng chi trả. Ông Hall cho biết:

“Đối với công nhân có rất nhiều khó khăn về tài chánh như những công nhân Miến Điện, Campuchia, và Lào, thì không công bằng khi lấy lệ phí cao như thế này. Và trên căn bản những lệ phí này đến từ những tầng lớp khác nhau về tham nhũng trong số các giới chức, mỗi người lấy một phần. Do đó tôi nghĩ điều này cần phải được loại bỏ để tiến trình thành công.”

Ông Hall nói việc thay đổi chính sách là hậu quả của áp lực của nhà cầm quyền Miến Điện để qui chế hóa công nhân của họ.

Trong một cuộc họp báo hiếm hoi vào hôm thứ Sáu, đại sứ Miến Điện tại Thái Lan Tin Win nói với các nhà báo tại Bangkok là đang làm việc với nhà cầm quyền Thái Lan để loại trừ những lạm dụng. Ông nói muốn giảm bớt lệ phí, vai trò của môi giới, và truy lùng những chủ nhân từ chối không đăng ký công nhân.

Ông nói tháng tới sẽ quyết định số công nhân di dân cần đăng ký. Sau đó sẽ cấp hộ chiếu tạm thời cho họ trong vòng 3 tháng tại 10 “Trung tâm dịch vụ một cửa.” Ông nói phía Thái Lan sẽ cấp cho công nhân visa để được ở lại Thái Lan.

Bà Pollock nói Thái Lan cũng đang chịu áp lực của Hoa Kỳ chứng tỏ đang làm thêm nhiều việc để ngăn ngừa lạm dụng lao động và buôn người:

“Như chúng ta biết Phúc trình về Buôn người sẽ được công bố vào tháng Sáu. Và nếu Thái Lan vẫn còn trong danh sách theo dõi, nước này có thể bị trừng phạt. Do đó rõ ràng là họ không muốn việc này xảy ra. Cho nên đưa ra những chính sách giúp giảm bớt nạn buôn người sẽ là mối quan tâm của Thái Lan.”

Thái Lan gia hạn đăng ký công nhân di dân vài lần, nhưng hơn một triệu người không muốn hay không có khả năng gia nhập tiến trình này.

Trong khi chính sách mới được hoan nghênh, bà Pollock nói gia hạn bốn tháng vẫn không đủ thời gian để đăng ký cho hai triệu công nhân di dân.

Chương trình Trợ giúp Di dân muốn có một thời gian đăng ký không giới hạn. Bà Pollock nói nếu không nhà cầm quyền Thái Lan lại nhắc lại lời đe dọa trục xuất hàng loạt và thương thảo về một gia hạn nữa.

Đại sứ Miến Điện xác nhận với các nhà báo hôm thứ Sáu là nếu Thái Lan không thể hoàn tất tiến trình đăng ký tất cả công nhân di dân vào tháng Tư, Miến Điện sẽ thúc đẩy nhà cầm quyền Thái Lan ban hành một thời gian gia hạn nữa.

NewsReporter
 
Posts: 88122
Joined: 05/16/2011

Return to Văn Nghệ Và Điện Ảnh - Arts and Entertainment

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 929 guests