'Bắc Triều Tiên có công nghệ tên lửa đạn đạo'
Trong khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc chuẩn bị quyết định về việc áp đặt thêm các biện pháp chế tài đối với Bình Nhưỡng, các giới chức quân sự ở Seoul đang công bố các chi tiết về kỹ thuật sử dụng trong vụ phóng của Bắc Triều Tiên vào ngày 12 tháng này bất chấp các lệnh chế tài hiện hành của Liên Hiệp Quốc.
Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên cho biết đã thu hồi được nhiểu mảnh của tầng đầu tiên của hỏa tiễn trong vùng biển Hoàng Hải. Các giới chức của Bộ nói phân tích sơ khởi cho thấy không còn mấy nghi ngờ rằng Bắc Triều Tiên đã thực hiện một cuộc thử nghiệm kỹ thuật phi đạn đạn đạo liên lục địa, còn gọi tắt là ICBM.
Giới chức này của Bộ Quốc phòng, không muốn nêu danh tính, nói rằng một cuộc phân tích chất liệu của hỏa tiễn Unha-3 cho thấy nó có “tầm bắn xa hơn 10 ngàn kilomet nếu mang theo một đầu đạn từ 500 đến 600 kilogram.”
Cho đến giờ này, nhiều quan sát viên về phát triển phi đạn Bắc Triều Tiên vẫn tin rằng miền Bắc đã có kỹ thuật chỉ đưa được vào không ai một vật năng tới 100 kilogram.
Các thông số được cải thiện đem lại cho Bắc Triều Tiên khả năng bắn tới Los Angeles ở bờ phía Tây của Hoa Kỳ. Nhưng các chuyên gia phân tích ở Nam Triều Tiên và các nước khác nghi rằng một vũ khí hạt nhân có thể đặt trên đầu một phi đạn mà vẫn còn tồn tại khi quay trở về qua bầu khí quyển.
Các giới chức nói các chuyên gia nghiên cứu vỏ chứa oxy nặng 3 tấn, thu hồi được sau vụ phóng, đã đi đến kết luận rằng tầng thứ nhất chứa acid nitric tỏa khói đỏ rất độc để hỗ trợ cho độ cháy của nhiên liệu trong hỏa tiễn.
Chất trợ cháy này gọi là AK-27, cũng được Iran sử dụng trong các phi đạn Scud và có thể được dự trữ sẳn sàng để phóng đi trong thời gian dài ở nhiệt độ bình thường.
Các giới chức Nam Triều Tiên nói sự kiện này chứng tỏ Bình Nhưỡng có ý định khai triển các phi đạn đạn đạo liên lục địa.
Iran và Bắc Triều Tiên được nhiều người cho là đã thực hiện việc thử nghiệm chung vào đầu thập niên 1990, và kết quả là đã chia sẻ kỹ thuật đó cho các chương trình vũ khí và phi đạn của họ. Có các tin tức chưa được kiểm chứng là các kỹ sư hỏa tiễn của Iran đã có mặt tại địa điểm vụ phóng bất thành của Bắc Triều Tiên hôm 13 tháng 4, và cả vụ thực hiện trong tháng này.
Chất trợ cháy acid nitric bốc khói đỏ đã được Liên bang Sô viết sử dụng trong các phi đạn đạn đạo thời Chiến tranh Lạnh, ngoài ra, cho đến những năm gần đây, Nga cũng sử dụng để giúp phóng các vật thể nặng hơn, như nhiều vệ tinh vào quỹ đạo.
Các giới chức Nam Triều Tiên nói họ cũng đang tìm cách xác định xem liệu Bắc Triều Tiên có nhập hợp kim nhôm thô để chế tạo hỏa tiễn hay không. Họ nói 8 tấm trong tầng thứ nhất được thu hồi đã được hàn bằng tay một các thô thiển.
Các hợp chất khác, theo các giới chức, như các thiết bị dò sức ép và dây điện, được phát hiện là hàng nhập.
Các nhận định của các giới chức Bộ Quốc phòng ở Seoul được đưa ra hôm thứ sáu nhưng đến chủ nhật mới được cho công bố.
Bắc Triều Tiên ca ngợi vụ phóng mới nhất là một thành công và cho biết đã đưa được vào quỹ đạo một vệ tinh quan sát trái đất với mục đích hòa bình.
Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un hôm thứ sáu đã ca ngợi các khoa học gia và chuyên viên kỹ thuật hỏa tiễn tại một bữa tiệc ở Bình Nhưỡng.
Ông Kim nói vụ phóng thể hiện “quyền hợp pháp của Bắc Triều Tiên được sử dụng một cách hoà bình không gai và là một thành tựu lịch sử của chính sách quân sự đi đầu (Songgun) chứng tỏ quyền lực quốc gia toàn diện của chúng ta”
Ông cũng kêu gọi các nhà khoa học khai triển thêm các hỏa tiễn mạnh và các vệ thinh thông tin khác.
Tuy nhiên, chưa có luồng sóng nào được phát hiện chứng tỏ rằng vệ tinh hoạt động.
Nhưng vụ phóng thành công một hỏa tiễn ba tầng sau nhiều vụ thất bại về trước, và đưa một vật thể vào quỹ đạo, là một chiến thắng tuyên truyền đáng kể cho Bình Nhưỡng đối với Seoul.
Nam Triều Tiên là nền kinh tế lớn thứ 15 trên thế giới. Ngược lại, Bắc Triều Tiên nằm trong số các nước nghèo nhất thế giới.
Hai nước Triều Tiên không có quan hệ ngoại giao. Hai bên vẫn ở trong tình trạng chiến tranh từ năm 1953 khi ba năm chiến đấu gây tang thương chấm dứt trong tình trạng bế tắc.