Về cầu ngói Thanh Toàn nghe bài chòi Huế

PostWed Feb 21, 2018 3:45 pm

VOA - Arts and Entertainment


Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Mỗi dịp Xuân về Tết đến, người khắp nơi lại kéo về cầu ngói Thanh Toàn, một chiếc cầu vòm bằng gỗ với mái ngói bắc qua một con mương làng Thanh Thủy Chánh, thuộc xã Thuỷ Thanh, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế để du xuân, chơi bài chòi. Tương truyền, vào năm 1776, bà Trần Thị Đạo, cháu gái đời thứ 6 của một trong 12 tộc trưởng họ Trần khai canh làng Thanh Toàn đã xây dựng nên cây cầu này. Nhà thơ Nguyễn Thị Kình, chuyên làm thơ về cầu ngói Thanh Toàn, chia sẻ với VOA: “Ở cầu ngói ni là khác với các nơi vì như ngày xa xưa khi mô cũng diễn ra hội bài chòi, trò chơi dân gian, khác hơn các nơi khác, ngoài hô bài chòi còn xay lúa giã gạo, chợ quê ai về Cầu Ngói mà…!” Chị Altynay, du khách đến từ Pháp, chia sẻ với VOA: “Đây là lần đầu tiên tôi đến thăm Việt Nam và cũng là lần đầu tiên đón Tết Việt Nam. Mọi thứ ở đây rất đẹp, rất thân thiện, tôi nghĩ vậy. Và chúng tôi rất vui khi khám phá và cùng mừng Tết ở đất nước bạn cũng như là thăm và nhìn ngắm mọi thứ ở đây.” Bà Huỳnh Thị Tuyết Hương, du khách, chia sẻ với VOA: “Mười mấy năm rồi tôi mới về lại cầu ngói Thanh Toàn. Bây giờ tôi thấy riêng cầu ngói Thanh Toàn vẫn như ngày nào, không thay đổi mấy. Mà tôi thích cảnh cổ kính như thế nên tôi sẽ ghé lại nhiều lần. Riêng đây tổ chức bài chòi rất hay, có nét gì đó miền quê nên tôi thích.” Năm nào cũng vậy từ mồng Một Tết đến mồng Mười tháng Giêng, hội bài chòi làng được mở ra chào đón khách thập phương đến giao lưu cùng dân làng. Nếu như bài chòi xứ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định với những diễn xướng đầy ngẫu hứng và máu lửa, nội dung ẩn chứa trăn trở cuộc sống cũng như sự chiêm nghiệm nhân tình thế thái… Thì bài chòi xứ Huế lại dung dị, đơn điệu, thiếu hẳn các diễn xướng, người hô bài chòi thỉnh thoảng hò vài câu, không có khái niệm hô – hát bài chòi như Quảng Nam, Quảng Ngãi hay Bình Định. Không khí bài chòi ở Huế đơn thuần chỉ là một trò chơi, không có tính ngẫu hứng hay sáng tạo nghệ thuật. Bà Huỳnh Thị Hoa, du khách, chia sẻ với VOA: “Bài chòi xưa, giờ họ trở lại, chỉ có Tết mới có chứ thường ngày không có. Mỗi người ngồi một ô rứa đó, ngồi ai cầm con chi bao giờ tới rồi thì mình kêu rồi họ hò.” Và đến với cầu ngói Thanh Toàn dịp Xuân, ngoài việc tham gia hội bài chòi đầu năm, nhiều người còn có thú vui chụp ảnh kỉ niệm trên cầu ngói, thăm khu bảo tàng nông nghiệp, ngắm các nông cụ và mục kích các nghệ nhân già tái hiện khung cảnh sinh hoạt nông nghiệp thời xa xưa . Nhà thơ Nguyễn Thị Kình, chuyên làm thơ về cầu ngói Thanh Toàn, chia sẻ với VOA: “Tết năm ni cũng khác lạ hơn mấy cái Tết khác là khách đông đúc hơn. Mậu Tuất đông đúc hơn, nói chung là Xuân về cầu ngói Thanh Toàn/ Xuân nay đông đúc rộn ràng khác xưa.” Bà Nguyễn Thị Kiềm, nghệ nhân tái hiện không gian sinh hoạt nông nghiệp cổ, chia sẻ với VOA: “Sang năm mới chúc mọi người sức khỏe, phải nói là làm ăn an khang thịnh vượng, đạt nhiều mong ước rồi thành đạt, tất cả mọi lĩnh vực.” Một làng quê thanh bình, có dòng sông Như Ý nước trong xanh chảy qua, con người sống hiền hòa, chất phác, hòa điệu cùng thiên nhiên, cỏ cây. Khi xuân về, Tết đến, chợ trở nên đông đúc, sầm uất, hội làng âm ỉ tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng hô bài chòi pha lẫn Nam Ai, Nam Bình. Một chút gì đó rất Huế, rất riêng…

NewsReporter
 
Posts: 88122
Joined: 05/16/2011

Return to Văn Nghệ Và Điện Ảnh - Arts and Entertainment

Who is online

Users browsing this forum: Bing [Bot] and 1313 guests

cron