Luật sư Lyma Nguyễn, người từng hỗ trợ cộng đồng người Việt ở Campuchia, nói với VOA rằng việc chính quyền Phnom Penh tước đi giấy tờ của người Việt là rất “đáng lo ngại” và nói rằng họ nên được đối xử công bằng.
Từ Darwin, Australia, Luật sư Lyma Nguyễn nói qua email rằng việc chính quyền Campuchia tuần qua bắt đầu tước giấy tờ của hơn 10.000 người gốc Việt tại tỉnh Kampong Chhnang mà họ cho là đã cấp không đúng quy định là “cực kỳ đáng quan ngại.”
Việc chính quyền Campuchia tuần qua bắt đầu tước giấy tờ của hơn 10.000 người gốc Việt tại tỉnh Kampong Chhnang mà họ cho là đã cấp không đúng quy định là “cực kỳ đáng quan ngại.”
Bà Lyma cho biết các cư dân gốc Việt sống trên Biển Hồ, cũng chính là nạn nhân nạn diệt chủng Pol Pot là những người mà bà đã điện diện trước Tòa án Khmer Đỏ.
Nữ luật sư người Úc gốc Việt nói nhiều người Việt Nam được coi là "sống không có quốc tịch ở Campuchia" và trên thực tế chính quyền đương nhiệm vẫn không công nhận họ.
Bà nói, sau khi bị Khmer Đỏ trục xuất vào những năm 1970, những người này sống như người tị nạn ở Việt Nam, nhưng phía Việt Nam không chấp nhận họ là công dân Việt Nam.
Nữ luật sư nói tiếp:
“Vào những năm 1980, họ phải quay trở về Campuchia, nơi được gọi "quê hương" của họ, họ bị chính phủ coi là "những người nhập cư bất hợp pháp" vì không có bất kỳ cách nào chứng minh tình trạng dân sự trước đây của họ ở Campuchia, do mất hết giấy tờ dưới thời Khmer Đỏ, họ đang sống trong tình trạng lấp lửng, và bây giờ, cuộc đàn áp này buộc họ phải quay lại như ngay từ đầu.”
Theo nhật báo Phnom Penh Post, Kampong Chhnang là tỉnh đầu tiên phát động chính sách này từ ngày 23/11. Báo này trích lời ông Keo Vanthorn, người phát ngôn của Bộ Nội vụ Campuchia nói rằng bộ thực hiện thí điểm ở tỉnh Kampong Chhnang vì là nơi có nhiều người Việt sinh sống trên các làng bè trên Biển Hồ.
Tại tỉnh này, các viên chức địa phương xác nhận là có hơn 10.000 người đã sống ở đây mà không có giấy tờ hợp lệ. Những giấy tờ gồm giấy khai sinh, thẻ căn cước, sổ thông hành và hộ khẩu.
Nhiều người có thể đã lấy giấy tờ quốc tịch một cách hợp pháp nhưng nếu họ không thể chứng minh rằng họ đã tuân theo đúng thủ tục đăng ký, thì theo ngôn ngữ không rõ ràng của sắc lệnh mới này, họ vẫn có thể bị tước giấy tờ.
Về mặt pháp lý, bà Lyma đề xuất rằng nên có một thỉnh cầu (appeal) đề nghị đối xử công bằng với người gốc Việt tại Campuchia và các quyền hợp pháp của họ theo luật pháp Campuchia phải được tôn trọng.
Nên có một thỉnh cầu (appeal) đề nghị đối xử công bằng với người gốc Việt tại Campuchia và các quyền hợp pháp của họ theo luật pháp Campuchia phải được tôn trọng.
Bà hoài nghi về cách làm thế nào để chính phủ Campuchia có thể quyết định giấy tờ nào là loại đã “được cấp một cách phi pháp, trái quy định.”
Nữ luật sư nói rằng chính quyền Campuchia không nên “gộp” tất cả người gốc Việt vào một nhóm duy nhất. Những người gốc Việt sống ở tỉnh Kampong Chhnang qua nhiều thế hệ trước thời Khmer Đỏ hoàn toàn khác với những người di cư sang Campuchia vì lý do kinh tế sau này.