Giải pháp chín chắn thích hợp nhất

PostMon Aug 28, 2017 1:52 pm

VOA - Arts and Entertainment


Vụ án Trịnh Xuân Thanh sẽ giải quyết ra sao? Đây là điều nhức đầu nhất hiện nay của Bộ Chính trị và chế độ độc đảng quen ngồi trên luật pháp.


Vụ án trở nên gay gắt, cấp bách, phức tạp vì dính đến quan hệ với CHLB Đức, cường quốc hàng đầu trong khối Liên Âu có 27 nước thành viên.


Việt Nam bỗng phải đối đầu về mặt pháp lý quốc tế với một cường quốc phương Tây trong một vi phạm nghiêm trọng quả tang dùng bạo lực phi pháp trong một quốc gia có chủ quyền, xong lại không chịu nhận lỗi, do đó có thể bị trừng phạt nặng nề.


Bộ Chính trị hiện có 3 lựa chọn: thứ nhất là «kiên định nói dối», một mực phủ định lập luận của phía CHLB Đức là Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, khẳng định Thanh tự về đầu thú, bất chấp những bằng chứng, hình ảnh quá rõ. Kiểu lỳ lợm, cù cưa, lý sự cùn quen thuộc lần này khó có tác dụng với thế giới dân chủ văn minh. Sẽ bị ăn đòn tới tấp không kịp đỡ, cả về chính trị, kinh tế, tư pháp… Sẽ là tự dẫn mình vào bãi lầy bi đát nhất.


Hai là «thành khẩn nhận tội» với CHLB Đức, với nhân dân, đã có hành động bạo lực phi pháp, bắt cóc trên đất Đức, trao trả lại Trịnh Xuân Thanh cho CHLB Đức như họ yêu cầu, xin lỗi về hành động phi pháp này, hứa sẽ xử lý kẻ phạm tội một cách nghiêm minh theo luật pháp và kỷ luật. Điều này rất khó vì cái «bệnh sỹ» hơi bị nặng trong cơ quan lãnh đạo cộng sản. Nền văn hóa nhận tội và xin lỗi không có mặt trong phong cách ứng xử cộng sản. Vả lại nhận Trịnh Xuân Thanh, phía Đức chỉ vớ được thêm một nhân vật cồng kềnh khó xử.


Mới đây Giáo sư - Tiến sĩ Hòang Xuân Phú có một bài viết dài hơn 10 trang nghiên cứu khá công phu về giải pháp cho vụ án nóng bỏng này. GS Phú là nhà toán học kiệt xuất, lãnh đạo Viện Toán học Việt Nam, cũng là nhà báo lão luỵện, là Tổng biên tập tập san Toán Học ở Hà Nội. Ông tốt nghiệp với đẳng cấp cao nhất tại CHLB Đức, thành viên Viện Hàn lâm Toán học Đức và thành viên Liên đoán Toán học Quốc tế.


Trong bài báo dài được phổ biến khá rộng trên các mạng Chuyển Hóa, Thông Luận, Tiếng Dân «Những điều cần trao đổi nhân vụ án Trịnh Xuân Thanh,» Giáo sư Phú mở rộng đề tài, phân tích sâu các đạo luật của CHLB Đức liên quan đến dẫn độ, xử án, án hình sự, kinh tế và án chính trị, đến sự kiểm soát quyền lực ứng vào vụ án này. Cuối cùng ông nhận xét rằng phía Việt Nam có vẻ lựa chọn giải pháp «kiên định lừa dối,» lý sự cùn rất nguy hiểm.


Ông cũng cho rằng phía Việt Nam thiếu dũng khí để dám chọn giải pháp «thành khẩn nhận tội» tuy rằng đó là lối thoát danh dự, khôn ngoan, gọn ghẽ để sửa mình, đổi mới thật sự, tận gốc nền tư pháp độc đảng.


Do đó nhà toán học đề ra biện pháp mà ông cho rằng tối ưu hiện nay là giải pháp thứ 3, giải pháp «win – win», hai bên cùng thắng, hai bên có thể chấp nhận.


Theo giải pháp này, phía Việt Nam thương lượng với phía CHLB Đức, nhận sai lầm và xin lỗi về vụ bắt cóc, hứa trừng phạt kẻ làm sai, nhưng yêu cầu được giữ Trịnh Xuân Thanh lại trong nước để xét xử, với thỏa thuận cam kết sẽ có mặt đại diện CHLB Đức, các luật gia Đức, các luật sư riêng người Đức đang bảo vệ Trịnh Xuân Thanh khi xử án. Hai bên cùng thắng, có nghĩa là có mặc cả, nhân nhượng nhau để đi đến thỏa thuận, vui vẻ cả.


Phía Việt Nam thắng ở chỗ giữ được Thanh ở trong nước, không phải thả hổ về rừng, phía CHLB Đức thắng khi đòi được chứng kiến các vụ xử án công bằng, theo luật, buộc phía Việt Nam phải vào khuôn phép, không được tùy tiện xử án như xưa nay.


Đây là lối ra khỏi bế tắc không phải chỉ có 2 bên – CHXHCN Việt Nam và CHLB Đức – cùng thắng, mà nhân dân Việt Nam sẽ là bên thắng to nhất. Từ nay sẽ không còn có thể có những phiên xử tàn nhẫn như kết án 10 năm tù cô gái yêu nước kiên cường Mẹ Nấm - Như Quỳnh có mẹ già con dại, kết án 9 năm tù cô Nguyễn Thị Thúy 9 năm tù, như kết án nhà kinh doanh Trịnh Vĩnh Bình 11 năm tù và cướp đoạt hết tài sản.


Rất nên mời nhà toán học Hoàng Xuân Phú về Phủ Thủ tướng làm cố vấn chính trị và tư pháp, hoặc về làm quân sư cho ông Tổng Trọng, thì thật là may mắn hạnh phúc cho đất nước và nhân dân.

NewsReporter
 
Posts: 88122
Joined: 05/16/2011

Return to Văn Nghệ Và Điện Ảnh - Arts and Entertainment

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1050 guests

cron