TQ: Các phần tử cực đoan Tân Cương gia nhập IS đã trở về nướ

PostTue Mar 10, 2015 8:17 am

VOA - Arts and Entertainment

Bí thư Tân Cương Trương Xuân Hiền cảnh báo những phần tử tôn giáo cực đoan bỏ ra nước ngoài để gia nhập nhóm Nhà nước Hồi giáo giờ đây đã trở về Trung Quốc.

Giới chức hàng đầu của đảng Cộng Sản Trung Quốc ở Tân Cương cho biết ông tin rằng những phần tử tôn giáo cực đoan ra nước ngoài để gia nhập nhóm Nhà nước Hồi giáo giờ đây đã trở về Trung Quốc. Theo tường thuật của thông tín viên Bill Ide của đài VOA tại Bắc Kinh, phát biểu đó nêu bật mối quan tâm của Trung Quốc về chủ nghĩa cực đoan tôn giáo trong khối người Uighur ở Tân Cương, nhưng những người chỉ trích nói rằng chính sách đàn áp của Trung Quốc ở Tân Cương là một phần của vấn đề.


Bí thư Tân Cương Trương Xuân Hiền không cho biết bao nhiêu phần tử cực đoan ở vùng này đã bỏ ra nước ngoài để gia nhập hàng ngũ của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo. Nhưng ông nói rằng sự tham gia đó nêu bật một thực tế là những phong trào cực đoan trên thế giới đang ảnh hưởng tới vùng Tân Cương.


Tại cuộc họp báo ngày hôm nay ở Bắc Kinh bên lề hội nghị thường niên của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, ông Trương Xuân Hiền nói rằng một số chiến binh chiến đấu cho Nhà nước Hồi giáo ở nước ngoài giờ đây đã quay về Trung Quốc.


"Hồi gần đây giới hữu trách đã phá vỡ một vụ án của những người mới trở về. Nhà chức trách cho đến nay vẫn chưa nói gì về vụ này vì họ cần có thời giờ để phá án, hạn chế thương vong và bảo vệ an ninh."


Hiện chưa rõ có bao nhiêu người ở Tân Cương hoặc ở Trung Quốc đã gia nhập Nhà nước Hồi giáo. Các nhà phân tích nói rằng con số đó không lớn. Nhưng theo tường thuật của truyền thông nhà nước hồi cuối năm ngoái, khoảng 300 phần tử hiếu chiến trong khu vực Tân Cương đang có mặt tại Syria và Iraq để chiến đấu hoặc để tham gia các khóa huấn luyện.


Họ cho biết hầu hết những người đó là thành viên của Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (gọi tắt là ETIM). Tổ chức này bị Hoa Kỳ xem là một tổ chức khủng bố. Bắc Kinh thường xuyên quy trách nhiệm cho những phần tử của nhóm ETIM về những vụ tấn công ở Trung Quốc.


Trung Quốc cho rằng ETIM muốn thành lập một quốc gia riêng ở Tân Cương, nhưng những người chỉ trích đã nêu nghi vấn về cơ cấu tổ chức và năng lực thật sự của nhóm này.



Các tổ chức nhân quyền nói rằng những chính sách hà khắc của chính phủ Trung Quốc ở Tân Cương là nguyên do chính tạo ra bất ổn và bạo động ở khu vực Tân Cương.Các tổ chức nhân quyền nói rằng những chính sách hà khắc của chính phủ Trung Quốc ở Tân Cương là nguyên do chính tạo ra bất ổn và bạo động ở khu vực Tân Cương.


x

Các tổ chức nhân quyền nói rằng những chính sách hà khắc của chính phủ Trung Quốc ở Tân Cương là nguyên do chính tạo ra bất ổn và bạo động ở khu vực Tân Cương.

Các tổ chức nhân quyền nói rằng những chính sách hà khắc của chính phủ Trung Quốc ở Tân Cương là nguyên do chính tạo ra bất ổn và bạo động ở khu vực Tân Cương.


Các tổ chức của người Uighur lưu vong và những nhân vật tranh đấu nhân quyền nói rằng những chính sách hà khắc của chính phủ Trung Quốc ở Tân Cương là nguyên do chính tạo ra bất ổn và bạo động ở vùng này. Sau những vụ rối loạn sắc tộc năm 2009, Trung Quốc đã siết chặt những hạn chế đối với sinh hoạt của người Hồi giáo trong vùng, trong đó có việc cấm đội khăn trùm đầu, cấm để râu rậm và cấm chay tịnh trong tháng Chay Ramadan.


Trung Quốc thường xuyên bị tố cáo vi phạm tự do tôn giáo ở Tân Cương. Tuy nhiên, các giới chức tại cuộc họp báo ngày hôm nay nhấn mạnh rằng đối phó với mối đe dọa của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo là một thách thức mà nhiều nước trên thế giới phải đối mặt.


Một vụ tăng mạnh của bạo động trong hai năm qua đã cướp đi sinh mạng của mấy trăm người và giới hữu trách cho rằng thủ phạm là những phần tử cực đoan tôn giáo. Cũng có những vụ tấn công ở những nơi nằm cách Tân Cương rất xa như thủ đô Bắc Kinh và thành phố Côn Minh trong tỉnh Vân Nam.


Năm ngoái, chính quyền Tân Cương đã phát động một chiến dịch mạnh tay kéo dài một năm để chống khủng bố. Hàng trăm người đã bị bắt giữ vì dính líu tới những hoạt động khủng bố, theo truyền thông nhà nước và website của chính quyền địa phương. Những vụ xét xử và những bản án tử hình đã được thực hiện một cách nhanh chóng.



Trung Quốc đã siết chặt những hạn chế đối với sinh hoạt của người Hồi giáo trong vùng, trong đó có việc cấm đội khăn trùm đầu, cấm để râu rậm và cấm chay tịnh trong tháng Chay ramadan.Trung Quốc đã siết chặt những hạn chế đối với sinh hoạt của người Hồi giáo trong vùng, trong đó có việc cấm đội khăn trùm đầu, cấm để râu rậm và cấm chay tịnh trong tháng Chay ramadan.


x

Trung Quốc đã siết chặt những hạn chế đối với sinh hoạt của người Hồi giáo trong vùng, trong đó có việc cấm đội khăn trùm đầu, cấm để râu rậm và cấm chay tịnh trong tháng Chay ramadan.

Trung Quốc đã siết chặt những hạn chế đối với sinh hoạt của người Hồi giáo trong vùng, trong đó có việc cấm đội khăn trùm đầu, cấm để râu rậm và cấm chay tịnh trong tháng Chay ramadan.


Chính phủ cũng treo những giải thưởng cho những người cung cấp thông tin để giúp nhà chức trách ngăn chận những vụ tấn công.


Một số đại biểu tại cuộc họp báo hôm nay nói rằng công chúng đang đóng một vai trò lớn hơn trong việc giúp ngăn chận những vụ tấn công.

Phó bí thư Tân Cương Shohrat Zakir cho biết ông tin là con số các âm mưu khủng bố trong năm nay sẽ ít hơn.


"Nhiều vụ đã được ngăn chận từ giai đoạn lập kế hoạch, nhưng một phần tử cực đoan ngoan cố vẫn có thể tiến hành những vụ tấn công."


Mặc dù vậy, ông Trương Xuân Hiền đã cho biết những con số mà ông nói là nêu bật tình hình nguy hiểm ở Tân Cương.


"Trong năm 2013 có 230 cán bộ địa phương đã hy sinh trong lúc thi hành nhiệm vụ. Con số cao hơn rất nhiều con số bình quân của cả nước."


Ông Trương cũng nói rằng khi so sánh với những khu vực khác năm trong nội địa ở Trung Quốc, số cảnh sát viên thiệt mạng ở Tân Cương cao hơn tới 5,4 lần.


NewsReporter
 
Posts: 88122
Joined: 05/16/2011

Return to Văn Nghệ Và Điện Ảnh - Arts and Entertainment

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1149 guests

cron