Với loại protein được gọi là S-E-A, ký sinh trùng này có thể xâm nhập qua các tế bào hồng huyết cầu, gây ra các triệu chứng bệnh. Nhưng các ký sinh trùng bệnh sốt rét thiếu SEA bị kẹt bên trong các tế bào, ở đó chúng bị yếu dần và cuối cùng bị loại khỏi cơ thể bởi lá lách.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Brown ở thành phố Providence, bang Rhode Island, và Bệnh viện Nhi Khoa bang Massachusetts đã khám phá ra loại protein này.
Ông Jonathan Kurtis, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Y tế Quốc Tế tại Bệnh Viện Rhode Island và là tác giả chính của cuộc nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu đăng trong tạp chí Science.
Ông Kurtis nói rằng một vắc-xin thử nghiệm chứa các kháng thể chống lại protein của ký sinh trùng đã được phát triển và thí nghiệm nơi loài chuột. Những con chuột nhận được vắc-xin này chỉ bị bệnh nhẹ và có ít ký sinh trùng hơn trong cơ thể so với những con chuột không được chích ngừa.
Ông Kurtis nói rằng sau đó các nhà khảo cứu đo lường những mức kháng thể đối với SEA protein nơi một nhóm 784 trẻ em Tanzania. Ông cho biết:
“Và những trẻ em với các kháng thể trong protein của chúng tôi không bao giờ bị sốt rét nặng – không có trường hợp bệnh nào – so với những trẻ em không có kháng thể trong protein của chúng tôi.”
Sau đó, các nhà nghiên cứu phân tích các mẫu máu được thâu thập năm 1997 từ 140 trẻ em ở Kenya. Các nhà nghiên cứu tìm thấy có ít hơn 50% ký sinh trùng trong huyết thanh của những người trẻ sản xuất các kháng thể đối với SEA trong mùa bệnh lây lan cao.
Theo ông Kurtis thì với trẻ em Tanzania, cũng không có trường hợp bệnh nghiêm trọng nào nơi trẻ em với các kháng thể chống loại protein này. Ông nói:
“Và như vậy ý kiến là bằng cách chích ngừa cho con người với các protein SEA, để họ tạo ra các kháng thể của chính mình, và họ sẽ được bảo vệ.”
Ông Kurtis nói rằng bước kế tiếp là thử nghiệm một vắc-xin do phòng thí nghiệm chế tạo để xem nó có tác dụng nơi loài linh trưởng hay không.
Ông Kurtis nói rằng ông thấy phấn khởi là các nhà khảo cứu có lẽ gần chế được của một loại thuốc hữu hiệu làm giảm bớt tình trạng nghiêm trọng của việc lây nhiễm bệnh sốt rét, nhưng ông tỏ khiếm tốn. Ông nói:
“Chúng tôi chỉ tập trung vào mục tiêu để cố gắng. Và cái mục tiêu đó là - cứ mỗi 15 giây đồng hồ chúng ta cứu được một đứa trẻ, chỉ trong cuộc điện đàm này hàng chục, và hàng chục trẻ em chết vì bệnh sốt rét. Thật không thể tin được.”
Nếu loại vắc-xin này chứng tỏ là an toàn và hữu hiệu nơi loài khỉ trong vòng năm tới, các nhà khảo cứu hy vọng là họ sẽ mau chóng hướng tới việc thí nghiệm vắc-xin cho con người.
Ông Kurtis nói rằng mục đích cuối cùng là chích ngừa cho trẻ em tại những vùng mà bệnh sốt rét được coi là bệnh địa phương, đồng thời chúng cũng được chích ngừa vắc-xin chống các căn bệnh khác nơi trẻ em nữa.