Pakistan hoài nghi về tương lai của Afghanistan

PostFri Jan 18, 2013 4:13 pm

VOA - Arts and Entertainment

Vào lúc lực lượng quốc tế do Hoa Kỳ dẫn đạo lên kế hoạch rút khỏi Afghanistan, các nhà lãnh đạo nước láng giềng Pakistan lên tiếng về chiến lược này. Thông tín viên Ayaz Gul từ Islamabad nói các giới chức cho biết có sự gia tăng đáng kể bạo động do các phần tử chủ chiến gây ra trong vùng và hoài nghi về sự hữu hiệu của các lực lượng an ninh Afghanistan.

Các giới chức tại Pakistan nói có một làn sóng mới các người tị nạn Afghanistan vào nước này trong khi đầu tư Afghanistan đã gia tăng trong những lúc gần đây tại những thành phố biên giới như Peshawar. Những người này tin là chiều hướng này cho thấy người Afghanistan hoài nghi về tương của quốc gia bị chiến tranh tàn phá của họ sau khi hầu hết các lực lượng quốc tế rút khỏi Afghanistan vào cuối năm tới.

Nói chuyện tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại tại New York trong tuần này, Bộ trưởng Ngoại giao Pakistan Hina Rabbani Khar kêu gọi “một sự chuyển tiếp có trách nhiệm” và cảnh báo về việc Hoa Kỳ cũng như các lực lượng NATO rời khỏi Afghanistan “một cách vội vã.”

Trong khi đặt nghi vấn là liệu sự can thiệp do Hoa Kỳ dẫn đạo có đạt được những mục tiêu đề ra hay không, bà nói bạo động của các phần tử chủ chiến gần đây đã gia tăng tại cả hai bên biên giới Pakistan-Afghanistan:

“Một mục tiêu chính yếu của sự hiện diện của quân đội nước ngoài tại Afghanistan là giảm bớt khoảng cách về ý thức hệ tồn tại trong định kiến của các phần tử cực đoan. Và tôi nghĩ là nếu nhìn vào 10 năm qua, không gian của các phần tử cực đoan, không gian ý thức hệ của họ chỉ gia tăng mà thôi.”

Bộ trưởng Ngoại giao Pakistan nói rằng con số những vụ đánh bom tự sát gia tăng mạnh trong hai và ba năm qua, giết chết hàng ngàn thường dân và các thành viên của lực lượng an ninh.


Người dân Afghanistan đưa một nạn nhân lên xe cứu thương tại hiện trường vụ đánh bom tự sát ở Kabul, Afghanistan, 16/1/2013.


x


Người dân Afghanistan đưa một nạn nhân lên xe cứu thương tại hiện trường vụ đánh bom tự sát ở Kabul, Afghanistan, 16/1/2013.


​​Bà cũng quan tâm về sự gia tăng các cuộc đột kích xuyên biên giới của các phần tử chủ chiến nhằm vào các mục tiêu tại Pakistan. Bà bày tỏ nghi ngờ về tính hiệu quả của Lực lượng An ninh Quốc gia Afghanistan (ANSF). Bộ trưởng Ngoại giao Khar nói thêm là một sự gia tăng mạnh mẽ của điều được gọi là “áo màu xanh lá cây tấn công áo màu xanh nước biển” của lực lượng Afghanistan vào lực lượng NATO chỉ củng cố thêm những hoài nghi của Pakistan về sự hữu hiệu của các lực lượng Afghanistan. Bà cho biết:

“Phía bên trong biên giới Afghanistan càng ngày càng trở nên kém hơn trong việc quản trị so với cách đây hai năm. Rồi những vụ tấn công của binh sĩ hay cảnh sát Afghanistan nhằm vào lực lượng NATO. Việc này có thể làm người Mỹ lo ngại nhưng cũng ám ảnh chúng tôi là người Pakistan vì điều này có nghĩa là những định chế chúng ta đang nỗ lực xây dựng, như Lực lượng An ninh Quốc gia Afghanistan, v..v.. có thể không phải là một quân đội chuyên nghiệp như chúng ta nghĩ. Do đó đây là những dấu hiệu không đáng tin cậy.”

Tuy nhiên các giới chức Afghanistan và các quan sát viên bác bỏ những lo ngại là nước này sẽ trở lại tình trạng xáo trộn của những năm 1990 sau khi Xô Viết rút lui. Thứ trưởng Mậu dịch Afghanistan Mozammil Shinwari nói với Đài VOA là Afghanistan đã có những tiến bộ đáng kể trong các lãnh vực như kinh tế, chính trị, an ninh và nhân quyền:

“Chúng tôi hoàn toàn hy vọng vì những nguồn lực, đặc biệt là nhân lực mà chúng tôi thiếu cách đây 10 năm, hiện nay chúng tôi có đủ tiềm năng tại Afghanistan. Hệ thống các lực lượng của chúng tôi đã phát triển. Phát triển kinh tế đang tiến triển tại Afghanistan. Do đó chúng tôi hoàn toàn phấn khởi và hoàn toàn hy vọng và chúng tôi chắc chắn là Afghanistan sẽ phát triển. Do đó tôi không nghĩ là sẽ có bất cứ vấn đề nào trong tương lai và sau năm 2014 chúng tôi sẽ có một nước Afghanistan thịnh vượng.”




x




​​Nhà bình luận chính trị độc lập có trụ sở tại Kabul Said Mohammad Azam đồng ý là các lực lượng Afghanistan sẽ phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong thời kỳ sau năm 2014 trong khi đối phó với sự nổi dậy của Taliban. Tuy nhiên ông nói ngay cả hiện nay Afghanistan cũng phải đối mặt với những vấn đề này, với một số lớn lực lượng nước ngoài được vũ trang bằng các loại vũ khí tối tân có mặt tại Afghanistan. Ông nói:

“Tôi nghĩ có sự tin tưởng rộng rãi là giao tranh vẫn tiếp tục nhưng sẽ không dẫn đến sự sụp đổ tức khắc của chế độ Afghanistan, theo cách đã xảy ra sau khi Liên bang Sô Viết rút lui khỏi nước này. Lý do là vì trong 10 năm kế tiếp, bắt đầu từ năm 2015, cộng đồng quốc tế đã cung cấp ngân khoản giúp cho quân đội và cảnh sát quốc gia không thay đổi, và cũng đủ ngân sách cho những dự án phát triển.”

Đại sứ Hoa Kỳ tại Afghanistan James Cunnigham hôm thứ Năm nói với các phóng viên là điều quan trọng đối với chính phủ Afghanistan là tiến hành những cuộc hòa đàm với Taliban càng sớm càng tốt. Ông nói:

“Chúng ta hoàn toàn rõ ràng là cuối cùng ổn định và hòa bình trong vùng sẽ đòi hỏi một hòa ước các quốc gia trong vùng có một vai trò quan trọng trong việc ủng hộ. Và chúng ta sẽ tiếp tục những nỗ lực không chỉ với Pakistan nhưng với các nước khác trong vùng và các quốc gia khác có quyền lợi tiến theo chiều hướng này và hỗ trợ một tiến trình hòa bình thực sự cuối cùng sẽ mang lại hòa bình và ổn định cho Afghanistan.”

Hy vọng là quyết định của Pakistan cuối năm ngoái trả tự do cho hơn hai mươi thành viên Taliban Afghanistan sẽ giúp mang phe nổi dậy vào bàn thương thuyết.

Afghanistan hoan nghênh động thái này và Hoa Kỳ cũng hoan nghênh sự hợp tác song phương giữa Afghanistan và Pakistan trong việc thúc đẩy những nỗ lực hòa bình và hòa giải. Tuy nhiên vẫn chưa có dấu hiệu về một tiến trình hòa bình sớm được thực hiện.

NewsReporter
 
Posts: 88122
Joined: 05/16/2011

Return to Văn Nghệ Và Điện Ảnh - Arts and Entertainment

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 929 guests