Page 1 of 1

Nhà báo Bùi Tín - một chứng nhân lịch sử đã ra đi

PostPosted: Mon Aug 13, 2018 3:08 pm
by NewsReporter
VOA - Vietnam News











No media source currently available





Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Nhà báo Bùi Tín xuất thân là một phóng viên chiến trường của miền Bắc đã ra đi ở tuổi chín mươi mốt. Ông có hàm đại tá, là phó tổng biên tập báo Nhân Dân, một tờ báo trực thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng chín năm một ngàn chín trăm chín mươi, khi đi dự hội hàng năm của báo Nhân Đạo, ông xin tỵ nạn chính trị tại Pháp. Chia sẻ với VOA tại Sài Gòn, nhà báo Lê Phú Khải, nguyên là phóng viên thường trú của Đài Tiếng Nói Việt Nam tại đồng bằng sông Cửu Long, và ông Trần Văn Bang cùng nhận xét về nhà báo Bùi Tín: “Theo tôi đó, thì nhà báo Bùi Tín, trước hết là một người yêu nước nhiệt thành”. “Tôi cho rằng là một người có nhân cách lớn. Là người mà khi biết được sai lầm thì dám nhận sai lầm”. “Tôi nghĩ rằng anh Bùi Tín là một nhân vật lịch sử; trước hết là trong lịch sử báo chí Việt Nam. Ông ấy là nhà báo đã hết mình, suốt đời, cho đến phút cuối cùng ông vẫn cầm bút, thì đó là một cái gương rất là lớn. Tôi nghĩ rằng Bùi Tín là một nhà báo lớn của dân tộc”. Ông Bùi Tín là một phóng viên chiến trường của quân đội miền bắc. Tờ báo Nhân Dân nơi ông từng giữ cương vị phó tổng biên tập rồi kiêm Tổng biên tập tuần báo Nhân dân Chủ Nhật. Đây là tờ báo thuộc Cơ quan trung ương của Đảng, nên khi tỵ nạn chính trị tại Pháp, nhà báo Bùi Tín còn được nhìn nhận là một chứng nhân lịch sử của cuộc chiến Bắc – Nam. Nhà báo Lê Phú Khải và nhà thơ Phan Đắc Lữ chia sẻ về nhà báo Bùi Tín: “Từ khi cải cách ruộng đất, đấu tranh giai cấp thì bản thân người trí thức Bùi Tín bằng sự hiểu biết của mình đã nhận ra đó là con đường sai lầm, và ông ấy trở thành người phản biện và phản biện cũng rất quyết liệt”. “Cách đây vài chục năm thì cụ đã nhận ra được cái bước đi, cái bước đường của mình là sai lầm, thì cụ đã phản biện, đã viết những cái bài mà chống lại những cái sai trái của cộng sản”. Đây là hình ảnh ở nơi từng gọi là Dinh Độc Lập. Nhà báo Bùi Tín đã phản bác tin về ông chủ Phủ đầu rồng đã rời Việt Nam cùng 16 tấn vàng trong ngân khố. Ông Trần Văn Bang nói: “Cái vụ mà ông Thiệu mang 16 tấn vàng đi khỏi Việt Nam năm 75 chẳng hạn, thì ông ấy là một trong cái tiếng nói để minh chứng rằng cái điều đó là không đúng với tuyên truyền. Cái thứ hai là ông ấy cũng nói rõ về cái sự kiện là ông Hồ Chí Minh mất là không phải ngày mồng 3 tháng chín, mà đúng là ngày mồng 2 tháng chín. Và còn rất nhiều cái sự thật khác, mà nếu không nhờ Bùi Tín thì chúng tôi không biết”. Từng là đại tá của quân đội miền Bắc, ông Bùi Tín là một nhân chứng sống với rất nhiều tư liệu về cuộc chiến tranh Việt Nam từ cái nhìn của phía bên chiến thắng ngày ba mươi tháng tư năm một ngàn chín trăm bảy mươi lăm. Giờ thì ông đã có thể an nghỉ trong cõi vĩnh hằng.