Sau khi làm bùng ra nhiều cuộc biểu tình, Luật Đặc khu lại gây ra tranh cãi liên quan tới Trung Quốc ở Việt Nam, trong bối cảnh ban chỉ đạo quốc gia về xây dựng đặc khu chuẩn bị nhóm họp.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long hôm 5/7 cho biết ông đã “bị xuyên tạc” chuyện muốn “kết nối với kinh tế Trung Quốc” khi “kiến nghị xin nhanh thông qua Luật Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt (Luật Đặc khu)”.
Tỉnh này sau đó đã yêu cầu Bộ Công an “điều tra, xử lý các đơn vị cá nhân sử dụng Facebook để bôi nhọ ông Long”, theo Thanh Niên.
Vụ người Mỹ gốc Việt bị bắt ở Sài Gòn ‘tới’ Tổng thống Trump
Hội chứng 17/6: “Uất nghẹn, giận dữ, cay đắng”
Tờ báo thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam còn nêu tên Việt Tân và trang tin Dân làm báo Việt Nam trong bài viết của mình. VOA Việt Ngữ chưa nhận được ngay hồi đáp của Việt Tân cho một đề nghị bình luận về cáo buộc từ trong nước.
Trang Facebook của tổ chức chính trị có trụ sở ở Mỹ hôm 4/7 trích lại một bài của trang Dân làm báo, trong đó có nhắc tới việc ông Long “tiếp tục đề xuất Chính phủ hoàn thiện dự thảo Luật Đơn vị Hành chính - Kinh tế Đặc biệt và đẩy nhanh xây dựng khu hợp tác song phương với Trung Quốc”.
Nhóm bị Việt Nam coi là “khủng bố” còn đăng hình ảnh tựa đề của trang Dân Trí có nội dung: “Quảng Ninh tiếp tục đề xuất hoàn thiện Luật Đặc khu và xây khu kinh tế với Trung Quốc”.
Theo tìm hiểu của VOA Việt Ngữ, đoạn mở đầu bài viết của tờ báo này nói rằng tại hội nghị của chính phủ hôm 2/7, ông Long “tiếp tục đề xuất Chính phủ hoàn thiện dự thảo Luật Đơn vị Hành chính - Kinh tế Đặc biệt và đẩy nhanh xây dựng khu hợp tác song phương với Trung Quốc”.
... tại đây, nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư chiến lược đã xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng điện đường, trường, trạm, trong đó đặc biệt là sân bay quốc tế Vân Đồn được đầu tư theo hình thức xã hội hóa bởi Tập đoàn Sun Group.
Theo trang tin của Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh đã “kiến nghị với chính phủ ba vấn đề”. Ngoài Luật Đặc khu, ông cũng “đề xuất Bộ Công thương cần sớm đẩy nhanh tiến độ đề án hợp tác kinh tế song phương, trong đó có khu hợp tác kinh tế biên giới TP Móng Cái với TP Đông Hưng [của Trung Quốc]”.
Cùng với, Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang), Vân Đồn, huyện đảo của Quảng Ninh, là nơi chính phủ Việt Nam tính lập đặc khu.
Theo Dân Trí, “tại đây, nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư chiến lược đã xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng điện đường, trường, trạm, trong đó đặc biệt là sân bay quốc tế Vân Đồn được đầu tư theo hình thức xã hội hóa bởi Tập đoàn Sun Group”.
Cáo buộc của Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long được đưa ra ít ngày sau khi Văn phòng Chính phủ Việt Nam “có văn bản” gửi các thành viên Ban chỉ đạo quốc gia về xây dựng Đơn vị Hành chính - Kinh tế Đặc biệt (đặc khu), Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Nội vụ về việc “chuẩn bị nội dung họp lần thứ 2 của Ban này”, theo VnExpress. Hiện chưa có thông tin cụ thể về ngày giờ tiến hành cuộc họp.
Thông qua các phóng sự, bài báo trên hệ thống truyền thông nhà nước, như đối với dự án Bauxite Tân Rai - Nhân Cơ trước đây, việc thiết lập ba đặc khu lại là một ‘chủ trương lớn của Đảng’ nhất quyết phải thành hiện thực và ‘tứ trụ’ Việt Nam đã thể hiện quyết tâm chính trị cao độ về việc đó, bất chấp những cảnh báo, lo ngại từ người dân và giới chuyên gia.
Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng ban, chỉ đạo các cơ quan liên quan gửi ý kiến lên Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Nội vụ trước ngày 2/7, đồng thời yêu cầu hai bộ này tổng hợp ý kiến và “chuẩn bị báo cáo các vấn đề liên quan đến nội dung đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt trước ngày 5/7”.
Ông Nguyễn Đình Hà, cựu ứng cử viên đại biểu quốc hội độc lập, nói với VOA tiếng Việt rằng việc Ban chỉ đạo xây dựng Đơn vị Đặc khu Hành chính - Kinh tế chuẩn bị họp lần thứ hai “có thể nằm trong lộ trình đã được Chính phủ Việt Nam sắp đặt từ trước”.
“Thông qua các phóng sự, bài báo trên hệ thống truyền thông nhà nước, như đối với dự án Bauxite Tân Rai - Nhân Cơ trước đây, việc thiết lập ba đặc khu lại là một ‘chủ trương lớn của Đảng’ nhất quyết phải thành hiện thực và ‘tứ trụ’ Việt Nam đã thể hiện quyết tâm chính trị cao độ về việc đó, bất chấp những cảnh báo, lo ngại từ người dân và giới chuyên gia”, ông Hà nói thêm.
“Cái vấn đề mà người dân và giới chuyên gia lo ngại là ba đặc khu này có nằm trong chiến lược ‘Vành đai - con đường’ của Trung Quốc. Việt Nam hoàn toàn không đủ năng lực tài chính để phát triển hạ tầng cơ sở ở 3 đặc khu này, khi đó sẽ phải vay, Trung Quốc sẽ chìa tay ra. Việt Nam khi đó có thể sẽ sập vào ‘bẫy nợ’ như Sri Lanka, Maldives đang vấp phải. Lúc đó thì thật sự là ‘tiến thoái lưỡng nan’, quyền lợi và chủ quyền quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng. Trung Quốc khi đó ‘nắm đằng chuôi’, Việt Nam không còn có thể tự quyết”.
Sau khi xảy ra nhiều vụ biểu tình liên quan tới Luật Đặc khu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tháng trước đã kêu gọi người dân “tỉnh táo, tránh hiểu nhầm luật pháp”, đồng thời nhấn mạnh rằng việc tạm dừng thông qua dự luật này tới cuối năm nay “đã thể hiện trách nhiệm trước nhân dân”.
Ông Phúc được VnExpress trích lời nói rằng “ba đặc khu này đặt ra không phải là chỉ cho các địa phương Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang mà chính là tạo cực tăng trưởng, tạo điều kiện phát triển đất nước”.
Liên quan tới thời hạn thuê đất dự kiến tối đa 99 năm ở các đặc khu mà dư luận lo ngại, người đứng đầu chính phủ Việt Nam được báo điện tử này dẫn lời nói rằng “theo dự thảo Luật thì chỉ áp dụng đối với trường hợp đặc biệt, do thủ tướng xem xét, còn phổ biến là 70 năm hay thấp hơn như Luật Đất đai đã quy định”.