Trung Quốc đe dọa tàu thăm dò của Việt Nam trong vùng biển Ð
Posted: Fri May 27, 2011 9:31 am
VOA - Vietnam News
Việt Nam tố cáo Trung Quốc đe dọa một chiếc tàu nghiên cứu đang dò tìm địa điểm khoan dầu trong lãnh hải của Việt Nam.
Bản tin hôm thứ 6 của hãng thông tấn AP trích thuật tin tức báo chí Việt Nam cho biết ông Đỗ Văn Hậu, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), nói rằng 3 chiếc tàu hải giám Trung Quốc đã gây hư hại cho các thiết bị được dùng để tiến hành một cuộc khảo sát địa chấn ở Biển Đông hôm thứ 5.
Ông Đỗ Văn Hậu hôm nay hối thúc chính phủ Việt Nam có các biện pháp phản đối mạnh mẽ nhất đối với phía Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hành động cản trở hoạt động của PVN.
Theo tường thuật của Thông tấn xã Việt Nam, 3 chiếc tàu hải giám của Trung Quốc đã chạy vào khu vực khảo sát của tàu địa chấn Bình Minh 02 của PVN rồi cắt cáp thăm dò của tàu này.
Tường thuật trích lời ông Đỗ Văn Hậu cho biết vị trí mà 3 tàu Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ông Hậu nói thêm rằng “việc các tàu hải giám Trung Quốc vào sâu trong lãnh hải của Việt Nam để phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của PVN là một hành động hết sức ngang ngược, vi phạm trắng trợn đối với quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Tường thuật hôm thứ 6 của hãng thông tấn Bloomberg cho biết Việt Nam và Philippines đang xúc tiến các dự án thăm dò dầu khí trong vùng biển mà Trung Quốc đòi chủ quyền và diễn tiến này làm tăng mối rủi ro xảy ra xung đột ở một trong các tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới.
Bài tường thuật cho biết Công ty Năng lượng Talisman (Talisman Energy Inc.), một đối tác của PetroVietnam, dự định bắt đầu khoan dầu vào năm tới tại một khu vực ở Biển Đông mà Trung Quốc đã giao quyền khai thác cho một công ty đối thủ của Mỹ và bảo vệ bằng các tàu bè có vũ trang.
Bên cạnh đó, Philippines cũng dự trù khai thác dầu khí trong vùng biển gần quần đảo Trường Sa, nơi mà các tàu tuần tiễu của Trung Quốc đã sách nhiễu một chiếc tàu khảo sát địa chấn của Philippines hồi tháng 3.
Bài viết trích lời ông James A. Lyons, cựu tư lệnh hạm đội Thái bình dương của Mỹ, nói rằng các nước láng giềng của Trung Quốc đã trở nên bạo dạn hơn sau khi Hoa Kỳ khẳng định các quyền lợi của mình trong khu vực này hồi năm ngoái. Ông Lyons cho rằng các nước này dựa vào Hoa Kỳ để có được một ô dù an ninh tổng thể.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố tại một hội nghị an ninh khu vực tổ chức ở Hà Nội hồi tháng 10 năm ngoái rằng tự do hàng hải và hoạt động thương mại không bị cản trở trong vùng biển này là “quyền lợi quốc gia” của Hoa Kỳ.
Theo dự liệu, vụ tranh chấp ở Biển Đông có thể sẽ được mang ra thảo luận vào đầu tháng 6 tại một hội nghị về an ninh Á châu tổ chức hàng năm ở Singapore, thường được gọi là Đối thoại Shangri-La.
Trong phát biểu tại diễn đàn này hồi năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates tuyên bố Hoa Kỳ phản đối những mưu toan nhằm “hăm dọa” các công ty hoạt động trong vùng biển này.
Nguồn: AP, VNA
Việt Nam tố cáo Trung Quốc đe dọa một chiếc tàu nghiên cứu đang dò tìm địa điểm khoan dầu trong lãnh hải của Việt Nam.
Bản tin hôm thứ 6 của hãng thông tấn AP trích thuật tin tức báo chí Việt Nam cho biết ông Đỗ Văn Hậu, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), nói rằng 3 chiếc tàu hải giám Trung Quốc đã gây hư hại cho các thiết bị được dùng để tiến hành một cuộc khảo sát địa chấn ở Biển Đông hôm thứ 5.
Ông Đỗ Văn Hậu hôm nay hối thúc chính phủ Việt Nam có các biện pháp phản đối mạnh mẽ nhất đối với phía Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hành động cản trở hoạt động của PVN.
Theo tường thuật của Thông tấn xã Việt Nam, 3 chiếc tàu hải giám của Trung Quốc đã chạy vào khu vực khảo sát của tàu địa chấn Bình Minh 02 của PVN rồi cắt cáp thăm dò của tàu này.
Tường thuật trích lời ông Đỗ Văn Hậu cho biết vị trí mà 3 tàu Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ông Hậu nói thêm rằng “việc các tàu hải giám Trung Quốc vào sâu trong lãnh hải của Việt Nam để phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của PVN là một hành động hết sức ngang ngược, vi phạm trắng trợn đối với quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Tường thuật hôm thứ 6 của hãng thông tấn Bloomberg cho biết Việt Nam và Philippines đang xúc tiến các dự án thăm dò dầu khí trong vùng biển mà Trung Quốc đòi chủ quyền và diễn tiến này làm tăng mối rủi ro xảy ra xung đột ở một trong các tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới.
Bài tường thuật cho biết Công ty Năng lượng Talisman (Talisman Energy Inc.), một đối tác của PetroVietnam, dự định bắt đầu khoan dầu vào năm tới tại một khu vực ở Biển Đông mà Trung Quốc đã giao quyền khai thác cho một công ty đối thủ của Mỹ và bảo vệ bằng các tàu bè có vũ trang.
Bên cạnh đó, Philippines cũng dự trù khai thác dầu khí trong vùng biển gần quần đảo Trường Sa, nơi mà các tàu tuần tiễu của Trung Quốc đã sách nhiễu một chiếc tàu khảo sát địa chấn của Philippines hồi tháng 3.
Bài viết trích lời ông James A. Lyons, cựu tư lệnh hạm đội Thái bình dương của Mỹ, nói rằng các nước láng giềng của Trung Quốc đã trở nên bạo dạn hơn sau khi Hoa Kỳ khẳng định các quyền lợi của mình trong khu vực này hồi năm ngoái. Ông Lyons cho rằng các nước này dựa vào Hoa Kỳ để có được một ô dù an ninh tổng thể.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố tại một hội nghị an ninh khu vực tổ chức ở Hà Nội hồi tháng 10 năm ngoái rằng tự do hàng hải và hoạt động thương mại không bị cản trở trong vùng biển này là “quyền lợi quốc gia” của Hoa Kỳ.
Theo dự liệu, vụ tranh chấp ở Biển Đông có thể sẽ được mang ra thảo luận vào đầu tháng 6 tại một hội nghị về an ninh Á châu tổ chức hàng năm ở Singapore, thường được gọi là Đối thoại Shangri-La.
Trong phát biểu tại diễn đàn này hồi năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates tuyên bố Hoa Kỳ phản đối những mưu toan nhằm “hăm dọa” các công ty hoạt động trong vùng biển này.
Nguồn: AP, VNA