ASEAN nêu lên những tiến bộ về vấn đề Bắc Triều Tiên và Biển
Posted: Sat Jul 23, 2011 3:03 pm
VOA - Vietnam News
Vào ngày cuối cùng của hội nghị an ninh vùng của ASEAN tại Bali, các giới chức Bắc và Nam Triều Tiên gặp nhau lần chót. Một viên chức Mỹ mô tả các cuộc thảo luận là có thực chất, có kết quả và có giọng điệu lịch sự. Tuy nhiên vẫn chưa có loan báo là những cuộc hội đàm 6 bên để chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên sẽ tái tục.
Bộ trưởng Ngoại giao của 6 nước liên hệ đến cuộc thương thuyết, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và Bắc và Nam Triều Tiên, tất cả đều tham dự hội nghị ASEAN.
Chủ tịch ASEAN đồng thời là Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa nói những nỗ lực của ASEAN nhằm mang hai bên lại với nhau là một dấu hiệu về vai trò ngày càng tăng tiến của tổ chức trong việc cổ vũ hòa bình trong vùng.
Ông Natalegawa nói: “Khung cảnh thuận lợi mà chúng tôi đã có khả năng tạo ra đã khiến cho hai nước anh em Bắc và Nam Triều Tiên có thể gặp nhau bên lề hội nghị tại Bali. Cần phải nhấn mạnh là những cuộc gặp gỡ như thế này, không chính thức, ở mức độ kỹ thuật, giữa các giới chức cao cấp, thực sự là ở cấp bộ trưởng, sẽ không thể xảy ra nếu không có những nỗ lực có mục đích, có cân nhắc kỹ lưỡng và ngay cả âm thầm về phần nhiều người trong chúng tôi.”
Các cuộc gặp gỡ giữa hai bên Triều Tiên là những cuộc gặp đầu tiên như thế kể từ năm 2008 khi Bắc Triều Tiên bước ra khỏi những cuộc họp giải trừ quân bị để phản đối những chỉ trích quốc tế về việc Bắc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa và hạt nhân. Quan hệ với Nam Triều Tiên kể từ đó trở nên căng thẳng.
Bình Nhưỡng, rất cần viện trợ nhân đạo và kinh tế, đã đưa ra những chỉ dấu trong những tháng gần đây là có thể sẵn sàng trở lại bàn thương thuyết.
Đồng minh chính của Bắc Triều Tiên, Trung Quốc đang làm áp lực để các cuộc đàm phán được tái tục nhanh chóng.
Hoa Kỳ nói rất khích lệ khi thấy có đối thoại, tuy nhiên Hoa Kỳ không muốn trở lại chiến lược không thành công trong quá khứ là đề nghị viện trợ kinh tế để đổi lấy những nhượng bộ vì chỉ thấy Bắc Triều Tiên không giữ lời hứa.
Các nhà lãnh đạo ASEAN cũng ghi nhận việc chấp thuận một kế hoạch sơ khởi để giải quyết những tranh chấp lãnh thổ trong vùng biển Đông giàu nguồn khoáng sản, như một thành tựu chính khác của hội nghị.
Trung Quốc và tất cả những thành viên ASEAN đồng ý thành lập những hướng dẫn rộng rãi để thi hành Tuyên ngôn Ứng xử tại biển Đông năm 2002.
Một phần ba các tàu thuyền di chuyển trên thế giới đi qua hải lộ chiến lược này và Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền hoàn toàn trên vùng biển này.
Philippines, Việt Nam, Đài Loan, Brunei và Malaysia cũng có những đòi hỏi lãnh thổ trái ngược trong vùng.
Tuy nhiên không phải tất cả các đại biểu ASEAN bằng lòng với thỏa thuận.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario nói hướng dẫn không trực tiếp giải quyết vùng tranh chấp hay tính chất hợp lệ của đòi hỏi của Trung Quốc về chủ quyền lãnh hải cách bờ biển nước này hơn 1.000 kilômét. Thay vào đó ông muốn nhìn thấy một khuôn khổ rõ ràng, có thể quyết định và đo đạt được.
Bộ trưởng Del Rosario nói: “Tôi nghĩ những hướng dẫn này như hiện nay chưa hoàn chỉnh. Để có thể thực hiện có hiệu quả những hướng dẫn quí vị cần tìm ra một tiến trình để tách riêng những khu vực tranh chấp. Chúng tôi đệ trình một khuôn khổ với mục đích này và khuôn khổ đó sẽ được xem xét bởi các chuyên gia về pháp lý của các nước ASEAN và việc này sẽ được thực hiện tại Manila vào cuối tháng 9 tới đây.”
Bộ trưởng Del Rosario nói thêm là Philippines được khích lệ bởi quan điểm của Hoa Kỳ là các bên cần phải tuân thủ luật quốc tế để giải quyết những tranh chấp.
Các nhà lãnh đạo ASEAN nói một số tiến bộ cũng đã đạt được tại diễn đàn an ninh hàng năm trong việc thúc đẩy Miến Điện cải cách dân chủ trước khi nhận chức chủ tịch ASEAN vào năm 2014 và gia tăng vai trò của ASEAN trong việc tiếp tục làm trung gian hòa giải trong cuộc tranh chấp biên giới giữa Kampuchia và Thái Lan.
Vào ngày cuối cùng của hội nghị an ninh vùng của ASEAN tại Bali, các giới chức Bắc và Nam Triều Tiên gặp nhau lần chót. Một viên chức Mỹ mô tả các cuộc thảo luận là có thực chất, có kết quả và có giọng điệu lịch sự. Tuy nhiên vẫn chưa có loan báo là những cuộc hội đàm 6 bên để chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên sẽ tái tục.
Bộ trưởng Ngoại giao của 6 nước liên hệ đến cuộc thương thuyết, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và Bắc và Nam Triều Tiên, tất cả đều tham dự hội nghị ASEAN.
Chủ tịch ASEAN đồng thời là Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa nói những nỗ lực của ASEAN nhằm mang hai bên lại với nhau là một dấu hiệu về vai trò ngày càng tăng tiến của tổ chức trong việc cổ vũ hòa bình trong vùng.
Ông Natalegawa nói: “Khung cảnh thuận lợi mà chúng tôi đã có khả năng tạo ra đã khiến cho hai nước anh em Bắc và Nam Triều Tiên có thể gặp nhau bên lề hội nghị tại Bali. Cần phải nhấn mạnh là những cuộc gặp gỡ như thế này, không chính thức, ở mức độ kỹ thuật, giữa các giới chức cao cấp, thực sự là ở cấp bộ trưởng, sẽ không thể xảy ra nếu không có những nỗ lực có mục đích, có cân nhắc kỹ lưỡng và ngay cả âm thầm về phần nhiều người trong chúng tôi.”
Các cuộc gặp gỡ giữa hai bên Triều Tiên là những cuộc gặp đầu tiên như thế kể từ năm 2008 khi Bắc Triều Tiên bước ra khỏi những cuộc họp giải trừ quân bị để phản đối những chỉ trích quốc tế về việc Bắc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa và hạt nhân. Quan hệ với Nam Triều Tiên kể từ đó trở nên căng thẳng.
Bình Nhưỡng, rất cần viện trợ nhân đạo và kinh tế, đã đưa ra những chỉ dấu trong những tháng gần đây là có thể sẵn sàng trở lại bàn thương thuyết.
Đồng minh chính của Bắc Triều Tiên, Trung Quốc đang làm áp lực để các cuộc đàm phán được tái tục nhanh chóng.
Hoa Kỳ nói rất khích lệ khi thấy có đối thoại, tuy nhiên Hoa Kỳ không muốn trở lại chiến lược không thành công trong quá khứ là đề nghị viện trợ kinh tế để đổi lấy những nhượng bộ vì chỉ thấy Bắc Triều Tiên không giữ lời hứa.
Các nhà lãnh đạo ASEAN cũng ghi nhận việc chấp thuận một kế hoạch sơ khởi để giải quyết những tranh chấp lãnh thổ trong vùng biển Đông giàu nguồn khoáng sản, như một thành tựu chính khác của hội nghị.
Trung Quốc và tất cả những thành viên ASEAN đồng ý thành lập những hướng dẫn rộng rãi để thi hành Tuyên ngôn Ứng xử tại biển Đông năm 2002.
Một phần ba các tàu thuyền di chuyển trên thế giới đi qua hải lộ chiến lược này và Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền hoàn toàn trên vùng biển này.
Philippines, Việt Nam, Đài Loan, Brunei và Malaysia cũng có những đòi hỏi lãnh thổ trái ngược trong vùng.
Tuy nhiên không phải tất cả các đại biểu ASEAN bằng lòng với thỏa thuận.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario nói hướng dẫn không trực tiếp giải quyết vùng tranh chấp hay tính chất hợp lệ của đòi hỏi của Trung Quốc về chủ quyền lãnh hải cách bờ biển nước này hơn 1.000 kilômét. Thay vào đó ông muốn nhìn thấy một khuôn khổ rõ ràng, có thể quyết định và đo đạt được.
Bộ trưởng Del Rosario nói: “Tôi nghĩ những hướng dẫn này như hiện nay chưa hoàn chỉnh. Để có thể thực hiện có hiệu quả những hướng dẫn quí vị cần tìm ra một tiến trình để tách riêng những khu vực tranh chấp. Chúng tôi đệ trình một khuôn khổ với mục đích này và khuôn khổ đó sẽ được xem xét bởi các chuyên gia về pháp lý của các nước ASEAN và việc này sẽ được thực hiện tại Manila vào cuối tháng 9 tới đây.”
Bộ trưởng Del Rosario nói thêm là Philippines được khích lệ bởi quan điểm của Hoa Kỳ là các bên cần phải tuân thủ luật quốc tế để giải quyết những tranh chấp.
Các nhà lãnh đạo ASEAN nói một số tiến bộ cũng đã đạt được tại diễn đàn an ninh hàng năm trong việc thúc đẩy Miến Điện cải cách dân chủ trước khi nhận chức chủ tịch ASEAN vào năm 2014 và gia tăng vai trò của ASEAN trong việc tiếp tục làm trung gian hòa giải trong cuộc tranh chấp biên giới giữa Kampuchia và Thái Lan.