ASEAN sẵn sàng đưa ra bản sơ thảo Bộ Qui tắc ứng xử ở Biển Đ
Posted: Thu Jul 14, 2011 8:10 am
VOA - Vietnam News
Các cơ quan truyền thông Nhật Bản cho biết một bản sơ thảo của Bộ Qui tắc ứng xử ở Biển Đông sẽ được trình bày cho Trung Quốc tại một hội nghị của các nước vùng Đông Nam Á tổ chức ở Indonesia vào tuần sau.
Đài truyền hình NHK của Nhật Bảm hôm thứ Năm trích lời các nhà ngoại giao nói rằng bản sơ thảo này đề ra những qui định về các vấn đề liên quan tới những cuộc thao dượt quân sự, thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên, cùng với những cách thức thỏa đáng để ứng phó với những vụ xung đột khu vực.
Hãng thông tấn Kyodo cho biết một bản sơ thảo của tuyên bố chung được soạn thảo cho hội nghị ASEAN ở Bali cũng đòi hỏi tất cả các bên liên hệ tôn trọng quyền tự do hàng hải và bay ngang ở Biển Đông.
Năm 2002, ASEAN và Trung Quốc đã ký kết Tuyên bố về cách hành xử của các bên ở Biển Đông (DOC) để bảo đảm cho việc giải quyết một cách hòa bình những vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo ở thủy lộ trọng yếu này. Tuy nhiên, đôi bên cần đạt được một Bộ Qui tắc ứng xử (COC) có tính chất ràng buộc pháp lý.
Mặc dù vậy, những nỗ lực thương thuyết để có được một bộ qui tắc ứng xử đã gặp trở ngại trong nhiều năm qua vì Trung Quốc nhất mực đòi giải quyết các vụ tranh chấp thông qua những cuộc đàm phán song phương với từng nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Trong vài tháng qua, cả Việt Nam lẫn Philippines đều lên tiếng phản đối việc tàu bè của Trung Quốc gây cản trở cho những hoạt động thăm dò dầu khí của họ tại những vùng biển thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của họ.
Trung Quốc, là nước đòi chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, nhất mực nói rằng họ đã hành động một cách hợp pháp trong vùng biển thuộc quyền quản hạt của mình.
Trong một vụ việc mới được loan tải trong ngày hôm nay, hãng thông tấn AP trích lời một giới chức chính phủ Việt Nam nói rằng binh lính Trung Quốc mang theo khí giới đã lên một chiếc tàu đánh cá của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa hôm 5 tháng 7 và hành hung viên thuyền trưởng của tàu này.
Giới chức vừa kể cho biết lính Trung Quốc đã cướp đi 1 tấn cá và đuổi chiếc tàu Việt Nam đi nơi khác.
Các nạn nhân của vụ này đã báo cáo với chính quyền khi tàu của họ trở về đất liền hôm thứ Tư.
Trong khi đó, báo chí Việt Nam cho biết chương trình kỳ họp đầu tiên của quốc hội khóa mới khai mạc vào tuần sau được bổ sung báo cáo về vấn đề Biển Đông.
Tờ Dân Trí của Hội Khuyến học Việt Nam cho hay việc bổ sung này được thực hiện vì tình hình Biển Đông “đang được dư luận xã hội và nhân dân cả nước rất quan tâm.”
Mặc dù vậy, bản tin cho biết báo cáo của Chính phủ về tình hình Biển Đông sẽ được gởi để các nhà lập pháp tự nghiên cứu chứ không đưa ra thảo luận tại hội trường.
Nguồn: Kyodo, Mainichi, AP, Dan Tri
Các cơ quan truyền thông Nhật Bản cho biết một bản sơ thảo của Bộ Qui tắc ứng xử ở Biển Đông sẽ được trình bày cho Trung Quốc tại một hội nghị của các nước vùng Đông Nam Á tổ chức ở Indonesia vào tuần sau.
Đài truyền hình NHK của Nhật Bảm hôm thứ Năm trích lời các nhà ngoại giao nói rằng bản sơ thảo này đề ra những qui định về các vấn đề liên quan tới những cuộc thao dượt quân sự, thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên, cùng với những cách thức thỏa đáng để ứng phó với những vụ xung đột khu vực.
Hãng thông tấn Kyodo cho biết một bản sơ thảo của tuyên bố chung được soạn thảo cho hội nghị ASEAN ở Bali cũng đòi hỏi tất cả các bên liên hệ tôn trọng quyền tự do hàng hải và bay ngang ở Biển Đông.
Năm 2002, ASEAN và Trung Quốc đã ký kết Tuyên bố về cách hành xử của các bên ở Biển Đông (DOC) để bảo đảm cho việc giải quyết một cách hòa bình những vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo ở thủy lộ trọng yếu này. Tuy nhiên, đôi bên cần đạt được một Bộ Qui tắc ứng xử (COC) có tính chất ràng buộc pháp lý.
Mặc dù vậy, những nỗ lực thương thuyết để có được một bộ qui tắc ứng xử đã gặp trở ngại trong nhiều năm qua vì Trung Quốc nhất mực đòi giải quyết các vụ tranh chấp thông qua những cuộc đàm phán song phương với từng nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Trong vài tháng qua, cả Việt Nam lẫn Philippines đều lên tiếng phản đối việc tàu bè của Trung Quốc gây cản trở cho những hoạt động thăm dò dầu khí của họ tại những vùng biển thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của họ.
Trung Quốc, là nước đòi chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, nhất mực nói rằng họ đã hành động một cách hợp pháp trong vùng biển thuộc quyền quản hạt của mình.
Trong một vụ việc mới được loan tải trong ngày hôm nay, hãng thông tấn AP trích lời một giới chức chính phủ Việt Nam nói rằng binh lính Trung Quốc mang theo khí giới đã lên một chiếc tàu đánh cá của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa hôm 5 tháng 7 và hành hung viên thuyền trưởng của tàu này.
Giới chức vừa kể cho biết lính Trung Quốc đã cướp đi 1 tấn cá và đuổi chiếc tàu Việt Nam đi nơi khác.
Các nạn nhân của vụ này đã báo cáo với chính quyền khi tàu của họ trở về đất liền hôm thứ Tư.
Trong khi đó, báo chí Việt Nam cho biết chương trình kỳ họp đầu tiên của quốc hội khóa mới khai mạc vào tuần sau được bổ sung báo cáo về vấn đề Biển Đông.
Tờ Dân Trí của Hội Khuyến học Việt Nam cho hay việc bổ sung này được thực hiện vì tình hình Biển Đông “đang được dư luận xã hội và nhân dân cả nước rất quan tâm.”
Mặc dù vậy, bản tin cho biết báo cáo của Chính phủ về tình hình Biển Đông sẽ được gởi để các nhà lập pháp tự nghiên cứu chứ không đưa ra thảo luận tại hội trường.
Nguồn: Kyodo, Mainichi, AP, Dan Tri