Công nghệ giáo dục Hồ Ngọc Đại tiếp tục ‘thí điểm’

PostWed Sep 19, 2018 3:05 pm

VOA - Vietnam News


#VOATIENGVIET Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Ở Việt Nam, năm học mới niên khóa 2018 – 2019 đã khai giảng được hơn nửa tháng, song câu chuyện về giảng dạy ở cấp tiểu học theo chương trình sách giáo khoa công nghệ giáo dục của ông Hồ Ngọc Đại vẫn tiếp tục tạo tranh luận, khi mà nhiều địa phương chấp nhận bước vào cuộc thử nghiệm đã sang năm thứ 41 của công nghệ này. Thầy giáo hưu trí Trần Minh Quốc nhận xét: “Học sinh học công nghệ giáo dục, cuối cùng vẫn biết đọc như thường. Vẫn biết đọc như thường. Như vậy thì giáo dục công nghệ so với giáo dục truyền thống thì đâu có cái gì hơn. Bởi vì vẫn là như thường!”. Nếu chọn học theo công nghệ của ông Hồ Ngọc Đại thì phải dùng sách giáo khoa do chính ông biên soạn. Ông Sơn, phụ huynh có con học lớp Một, chia sẻ: “Như giáo sư người ta cũng nghiên cứu, cũng có cái lý của người ta. Nhưng mà theo tôi nghĩ thì vấn đề nào giờ mình học…, học sinh học đã ổn định vậy rồi. Các cháu, người lớn, người nhỏ đã ổn định vậy rồi, thấy mọi việc vẫn tốt thì cứ để các cháu học bình thường, không cần cải cách, không cần đổi mới làm gì hết!”. Bộ sách Tiếng Việt lớp một Công nghệ Giáo dục được xây dựng trên tinh thần giải pháp công nghệ giáo dục do ông Hồ Ngọc Đại khởi xướng. Chương trình này được triển khai từ năm 1978 tại Trường Thực nghiệm ở Hà Nội của ông Hồ Ngọc Đại. Sau đó được mở rộng ra các trường tiểu học ở nhiều tỉnh thành khác như một dạng thức của thử nghiệm, và vẫn đang chờ đợi sự công nhận chính thức của Bộ Giáo dục. Ông Sơn giải thích về sự từ chối của mình về cách dạy của ông Hồ Ngọc Đại: “Nếu cho con học, tôi vẫn cho con tôi học chương trình cũ, không cho học chương trình này. Cũ vẫn ổn, vẫn tốt. Các cháu nó học vẫn tốt thì không có cái lý do gì phải học chương trình mới để làm gì? Và cho cha mẹ nó có kèm nó, thì cũng khó khăn hơn. Tại cái lúc tầng lớp cha mẹ của tụi nó đó, là học theo cái chương trình cũ rồi. Giờ có kèm cặp cho con cũng theo cái hiểu biết của người ta, người ta kèm cặp cho con. Bây giờ không có phụ huynh nào nghĩ là cho con học thêm đâu. Có thể có một số phụ huynh, người ta kèm cặp con tại nhà, thì người ta sẽ theo cái kiến thức của người ta. Còn đổi mới thì người ta không kèm cặp được. Có thể người ta sẽ phải cho đi học thêm”. Năm học này, riêng ở Sài Gòn, sở giáo dục thông báo chấm dứt hoàn toàn việc giảng dạy theo công nghệ của ông Hồ Ngọc Đại. Thầy giáo hưu trí Trần Minh Quốc đặt câu hỏi: “Liệu, Nhà nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, có dám chấm dứt công nghệ giáo dục ngay từ niên khóa này hay không? Hay là tiếp tục lần lữa, không biết tới chừng nào? Cái thứ hai là liệu Nhà nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, dám tổ chức một đoàn kiểm tra, thanh tra: tại sao một đề án lớn lao như vầy, chưa có kiểm định của Nhà nước, đã đem ra gọi là thí điểm trên một phạm vi rộng rãi không gian, lẫn thời gian…” Nhiều ý kiến cho rằng chính lợi nhuận trong độc quyền sách giáo khoa mà người ta tiếp tục kéo dài sự thử nghiệm công nghệ giáo dục này. Ở Sài Gòn trước đây có các trường như Lê Văn Sỹ, Lương Định Của, Đinh Tiên Hoàng dạy lớp Một theo công nghệ của ông Hồ Ngọc Đại. Việc đưa học trò tiểu học ra để thử nghiệm một phương thức giáo dục kéo dài suốt mấy mươi năm mà vẫn chưa ngã ngũ, đang là nỗi lo lắng của phụ huynh.


NewsReporter
 
Posts: 88122
Joined: 05/16/2011

Return to Tin Viet Nam - Vietnam News

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1061 guests

cron