Hoa Kỳ, Iraq cam kết quan hệ chiến lược vững mạnh sau khi Mỹ
Posted: Tue Dec 13, 2011 5:51 am
VOA - World News
Chỉ còn chưa đầy 3 tuần lễ trước khi các binh sĩ tác chiến cuối cùng của Hoa Kỳ rời khỏi Iraq, và gần 9 năm sau khi Hoa Kỳ tiến chiếm nước này để lật đổ Saddam Hussein, Tổng thống Obama và Thủ tướng Maliki đã ngồi vào bàn họp để thảo luận về tương lai của mối bang giao giữa Hoa Kỳ và Iraq.
Trong tư cách một ứng cử viên Tổng thống vào năm 2008, ông Obama đã cam kết một sự kết thúc “có trách nhiệm” của cuộc chiến tranh do người tiền nhiệm thuộc đảng Cộng hòa là ông George W. Bush khởi đầu, và giữa những xung đột gây chia rẽ chính trị nhiều nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Ông Obama tuyên bố ông đã thực hiện lời cam kết đó, và trong một cuộc họp báo chung với ông Maliki, tổng thống Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng trong khi người Iraq nay nhận lãnh trách nhiệm về an ninh của chính mình, sự cam kết của Hoa Kỳ đối với nền an ninh và ổn định của Iraq sẽ không suy giảm.
Ông Obama nói: “Chúng ta đã đầu tư rất nhiều xương máu và của cải vào Iraq, và chúng ta muốn bảo đảm rằng ngay cả khi chúng ta rút các binh sĩ cuối cùng ra khỏi đó, thì mọi người ở cả Iraq lẫn Hoa Kỳ đều hiểu rõ rằng sự cam kết của chúng ta đối với thành quả ở Iraq sẽ lâu bền.”
Ông Obama nói Iraq đứng trước những thách thức, trong đó có những cuộc tấn công liên tục của “những phần tử tìm cách gây chệch hướng tiến bộ của Iraq” nhưng ông nói ông tin tưởng rằng Iraq có thể thành công.
Ông cho biết ông và ông Maliki đã tái khẳng định một “tầm nhìn chung” về một quan hệ đối tác toàn diện dài hạn, trong đó có hợp tác về an ninh, chống khủng bố, phát triển kinh tế và củng cố các cơ chế của Iraq.
Phát biểu qua một thông dịch viên, ông Maliki nói sự triệt thoái của Hoa Kỳ tiêu biểu cho thành quả trong giai đoạn đầu tiên của mối quan hệ mới.
“Chúng ta đã chứng tỏ thành quả của sứ mạng đầu tiên, một sứ mạng rất độc đáo, không ai có thể tưởng tượng là chúng ta sẽ đạt được thành quả trong việc đánh bại chủ nghĩa khủng bố và al-Qaida. Chúng ta cũng phải thiết lập các biện pháp cần thiết để đạt được thành quả trong giai đoạn thứ nhì, là mối quan hệ lâu bền theo như Thỏa thuận Khung về Sách lược,” ông Maliki nói.
Các cuộc thảo luận giữa Iraq và Hoa Kỳ tiếp tục bàn về việc thực thi thỏa thuận vừa nêu, và về việc Hoa Kỳ huấn luyện cho lực lượng Iraq. Một thỏa thuận về việc này đã không đạt được giữa hai bên trong năm ngoái.
Ông Obama nêu ra rằng Hoa Kỳ sẽ không có căn cứ ở Iraq. Ông nói một phái bộ ngoại giao đông đảo của Hoa Kỳ sẽ giúp hỗ trợ cho việc xây dựng các quan hệ hữu hiệu về ngoại giao, dân sự và quân đội.
Tổng thống Hoa Kỳ đề cập đến việc huấn luyện cho Iraq sử dụng các chiến đấu cơ F-16 mà họ đã mua, các cuộc thao dượt quân sự, và các hoạt động chống khủng bố hỗn hợp có thể có giữa hai bên. Tòa Bạch Ốc xác nhận rằng chính quyền Obama đã thông báo cho Quốc Hội về ý định bán cho Iraq thêm một nhóm các chiến đấu cơ F-16 nữa.
Tổng thống Obama đã tuyên dương hơn 1 triệu người Mỹ từng phục vụ ở Iraq, 4500 người Mỹ đã hy sinh và hàng ngàn người bị thương, cũng như những người Iraq đã cống hiến sinh mạng.
Ông nói: “Họ là lý do giúp chúng ta có thể đứng ở đây hôm nay, và chúng ta mang ơn mỗi một người trong số họ, chúng ta có một nghĩa vụ tinh thần đối với tất cả những người này, đó là xây dựng một tương lai xứng đáng với sự hy sinh của họ.”
Hai nhà lãnh đạo sau đó đã đi từ Tòa Bạch Ốc đến nghĩa trang quốc gia Arlington để cùng đặt một vòng hoa tại đài Chiến sĩ Vô danh, một đài tưởng niệm vinh danh các binh sĩ Hoa Kỳ mà thi hài không tìm ra được lai lịch.
Tổng thống Obama và đệ nhất phu nhân Michelle Obama hôm nay sẽ đến Fort Bragg, ở tiểu bang North Carolina, để nói chuyện trực tiếp với binh sĩ Hoa Kỳ và ngỏ lời cảm ơn họ một lần nữa về những hy sinh của họ.
Các cuộc hội đàm tại Tòa Bạch Ốc hôm qua diễn ra trong bối cảnh các giới chức Hoa Kỳ và Iraq quan ngại rằng sự triệt thoái của Hoa Kỳ có thể dẫn đến tình hình an ninh suy yếu và bạo lực gia tăng.
Được hỏi về một nhận định mà ông đưa ra khi một ứng viên có ý định ra tranh cử tổng thống mô tả cuộc chiến tranh ở Iraq là một “cuộc chiến tranh ngu xuẩn,” ông Obama nói “lịch sử sẽ phán xét quyết định ban đầu tiến vào Iraq,” và ông nói thêm rằng điều “tuyệt đối rõ ràng” là các hy sinh của binh sĩ và thường dân Hoa Kỳ, và sự can trường của nhân dân Iraq đã giúp đem lại một nước Iraq tự chủ, toàn diện và có tiềm năng to lớn.
Chỉ còn chưa đầy 3 tuần lễ trước khi các binh sĩ tác chiến cuối cùng của Hoa Kỳ rời khỏi Iraq, và gần 9 năm sau khi Hoa Kỳ tiến chiếm nước này để lật đổ Saddam Hussein, Tổng thống Obama và Thủ tướng Maliki đã ngồi vào bàn họp để thảo luận về tương lai của mối bang giao giữa Hoa Kỳ và Iraq.
Trong tư cách một ứng cử viên Tổng thống vào năm 2008, ông Obama đã cam kết một sự kết thúc “có trách nhiệm” của cuộc chiến tranh do người tiền nhiệm thuộc đảng Cộng hòa là ông George W. Bush khởi đầu, và giữa những xung đột gây chia rẽ chính trị nhiều nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Ông Obama tuyên bố ông đã thực hiện lời cam kết đó, và trong một cuộc họp báo chung với ông Maliki, tổng thống Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng trong khi người Iraq nay nhận lãnh trách nhiệm về an ninh của chính mình, sự cam kết của Hoa Kỳ đối với nền an ninh và ổn định của Iraq sẽ không suy giảm.
Ông Obama nói: “Chúng ta đã đầu tư rất nhiều xương máu và của cải vào Iraq, và chúng ta muốn bảo đảm rằng ngay cả khi chúng ta rút các binh sĩ cuối cùng ra khỏi đó, thì mọi người ở cả Iraq lẫn Hoa Kỳ đều hiểu rõ rằng sự cam kết của chúng ta đối với thành quả ở Iraq sẽ lâu bền.”
Ông Obama nói Iraq đứng trước những thách thức, trong đó có những cuộc tấn công liên tục của “những phần tử tìm cách gây chệch hướng tiến bộ của Iraq” nhưng ông nói ông tin tưởng rằng Iraq có thể thành công.
Ông cho biết ông và ông Maliki đã tái khẳng định một “tầm nhìn chung” về một quan hệ đối tác toàn diện dài hạn, trong đó có hợp tác về an ninh, chống khủng bố, phát triển kinh tế và củng cố các cơ chế của Iraq.
Phát biểu qua một thông dịch viên, ông Maliki nói sự triệt thoái của Hoa Kỳ tiêu biểu cho thành quả trong giai đoạn đầu tiên của mối quan hệ mới.
“Chúng ta đã chứng tỏ thành quả của sứ mạng đầu tiên, một sứ mạng rất độc đáo, không ai có thể tưởng tượng là chúng ta sẽ đạt được thành quả trong việc đánh bại chủ nghĩa khủng bố và al-Qaida. Chúng ta cũng phải thiết lập các biện pháp cần thiết để đạt được thành quả trong giai đoạn thứ nhì, là mối quan hệ lâu bền theo như Thỏa thuận Khung về Sách lược,” ông Maliki nói.
Các cuộc thảo luận giữa Iraq và Hoa Kỳ tiếp tục bàn về việc thực thi thỏa thuận vừa nêu, và về việc Hoa Kỳ huấn luyện cho lực lượng Iraq. Một thỏa thuận về việc này đã không đạt được giữa hai bên trong năm ngoái.
Ông Obama nêu ra rằng Hoa Kỳ sẽ không có căn cứ ở Iraq. Ông nói một phái bộ ngoại giao đông đảo của Hoa Kỳ sẽ giúp hỗ trợ cho việc xây dựng các quan hệ hữu hiệu về ngoại giao, dân sự và quân đội.
Tổng thống Hoa Kỳ đề cập đến việc huấn luyện cho Iraq sử dụng các chiến đấu cơ F-16 mà họ đã mua, các cuộc thao dượt quân sự, và các hoạt động chống khủng bố hỗn hợp có thể có giữa hai bên. Tòa Bạch Ốc xác nhận rằng chính quyền Obama đã thông báo cho Quốc Hội về ý định bán cho Iraq thêm một nhóm các chiến đấu cơ F-16 nữa.
Tổng thống Obama đã tuyên dương hơn 1 triệu người Mỹ từng phục vụ ở Iraq, 4500 người Mỹ đã hy sinh và hàng ngàn người bị thương, cũng như những người Iraq đã cống hiến sinh mạng.
Ông nói: “Họ là lý do giúp chúng ta có thể đứng ở đây hôm nay, và chúng ta mang ơn mỗi một người trong số họ, chúng ta có một nghĩa vụ tinh thần đối với tất cả những người này, đó là xây dựng một tương lai xứng đáng với sự hy sinh của họ.”
Hai nhà lãnh đạo sau đó đã đi từ Tòa Bạch Ốc đến nghĩa trang quốc gia Arlington để cùng đặt một vòng hoa tại đài Chiến sĩ Vô danh, một đài tưởng niệm vinh danh các binh sĩ Hoa Kỳ mà thi hài không tìm ra được lai lịch.
Tổng thống Obama và đệ nhất phu nhân Michelle Obama hôm nay sẽ đến Fort Bragg, ở tiểu bang North Carolina, để nói chuyện trực tiếp với binh sĩ Hoa Kỳ và ngỏ lời cảm ơn họ một lần nữa về những hy sinh của họ.
Các cuộc hội đàm tại Tòa Bạch Ốc hôm qua diễn ra trong bối cảnh các giới chức Hoa Kỳ và Iraq quan ngại rằng sự triệt thoái của Hoa Kỳ có thể dẫn đến tình hình an ninh suy yếu và bạo lực gia tăng.
Được hỏi về một nhận định mà ông đưa ra khi một ứng viên có ý định ra tranh cử tổng thống mô tả cuộc chiến tranh ở Iraq là một “cuộc chiến tranh ngu xuẩn,” ông Obama nói “lịch sử sẽ phán xét quyết định ban đầu tiến vào Iraq,” và ông nói thêm rằng điều “tuyệt đối rõ ràng” là các hy sinh của binh sĩ và thường dân Hoa Kỳ, và sự can trường của nhân dân Iraq đã giúp đem lại một nước Iraq tự chủ, toàn diện và có tiềm năng to lớn.