Kết thúc cuộc bầu cử Ai Cập
Posted: Tue Nov 29, 2011 7:33 pm
VOA - World News
Người Ai Cập kết thúc vòng đầu cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên kể từ khi Tổng thống Hosni Mubarak từ chức vào tháng Hai năm nay.
Các giới chức chính phủ cho biết con số cử tri đi bầu vẫn đông hôm thứ Ba, ngày thứ hai của cuộc bầu cử.
Cuộc bầu cử các dân biểu Hạ viện bắt đầu hôm thứ Hai cho những cử tri cư ngụ tại Cairo, Alexandria và 7 tỉnh khác.
Các nơi còn lại khác sẽ bầu hai vòng sau đó hy vọng sẽ kết thúc vào đầu tháng Giêng sang năm. Cuộc bầu cử Thượng viện sẽ diễn ra sau đó và kết thúc vào tháng Ba, kế tiếp Quốc hội sẽ soạn thảo một hiến pháp mới.
Các giới chức Ai Cập cho hay cuộc bầu cử hầu hết diễn ra êm thắm không gặp trở ngại nghiêm trọng.
Cử tri Nadia Fawzy nói kinh nghiệm bầu cử của cô rất tốt.
Cô nói cô thực sự sung sướng. Đây là lần đầu tiên cô trải nghiệm được một cuộc bầu cử công bằng. Vì cuộc cách mạng nên mọi người đi bầu lần này và quân đội đã giữ an ninh cho khu vực bầu cử một cách có hệ thống.
Tuy nhiên người đứng đầu Hội đồng Nhân quyền Quốc gia Hazem Mournir nói có một số vấn đề sơ khởi đối với tiến trình bầu cử.
Ông Mounir nói khung cảnh bầu cử làm mọi người bối rối. Có những vi phạm, có những sai lầm, có những vụ không tôn trọng luật pháp, có lúng túng về hành chánh, có yếu kém trong tổ chức và có những vấn đề trong việc điều khiển tiến trình bầu cử. Ông nói thêm là tất cả những vấn đề này do sự lúng túng trong bối cảnh chính trị và sự yếu kém của hiến pháp và khung pháp lý của tiến trình bầu cử, và thiếu một Ủy ban độc lập cho tiến trình bầu cử.
Đại diện của hội đồng đóng vai trò quan sát viên.
Theo dự kiến, Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo có nhiều ảnh hưởng, một phong trào Hồi giáo ôn hòa bị cấm hoạt động từ những thập niên trước, sẽ nổi lên như một thế lực mạnh nhất, nhưng sẽ không hội đủ đa số tuyệt đối, khi kết quả bầu cử được công bố vào tháng Giêng năm tới.
Cuộc bầu cử lịch sử này sẽ quyết định liệu Đảng Tự do và Công lý của nhóm này có sẵn sàng đưa Ai Cập vào con đường mang tích cách Hồi giáo nhiều hơn sau gần 6 thập niên quốc gia này là một nhà nước thế tục chuyên chế do quân đội cai trị hay không.
Người Ai Cập kết thúc vòng đầu cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên kể từ khi Tổng thống Hosni Mubarak từ chức vào tháng Hai năm nay.
Các giới chức chính phủ cho biết con số cử tri đi bầu vẫn đông hôm thứ Ba, ngày thứ hai của cuộc bầu cử.
Cuộc bầu cử các dân biểu Hạ viện bắt đầu hôm thứ Hai cho những cử tri cư ngụ tại Cairo, Alexandria và 7 tỉnh khác.
Các nơi còn lại khác sẽ bầu hai vòng sau đó hy vọng sẽ kết thúc vào đầu tháng Giêng sang năm. Cuộc bầu cử Thượng viện sẽ diễn ra sau đó và kết thúc vào tháng Ba, kế tiếp Quốc hội sẽ soạn thảo một hiến pháp mới.
Các giới chức Ai Cập cho hay cuộc bầu cử hầu hết diễn ra êm thắm không gặp trở ngại nghiêm trọng.
Cử tri Nadia Fawzy nói kinh nghiệm bầu cử của cô rất tốt.
Cô nói cô thực sự sung sướng. Đây là lần đầu tiên cô trải nghiệm được một cuộc bầu cử công bằng. Vì cuộc cách mạng nên mọi người đi bầu lần này và quân đội đã giữ an ninh cho khu vực bầu cử một cách có hệ thống.
Tuy nhiên người đứng đầu Hội đồng Nhân quyền Quốc gia Hazem Mournir nói có một số vấn đề sơ khởi đối với tiến trình bầu cử.
Ông Mounir nói khung cảnh bầu cử làm mọi người bối rối. Có những vi phạm, có những sai lầm, có những vụ không tôn trọng luật pháp, có lúng túng về hành chánh, có yếu kém trong tổ chức và có những vấn đề trong việc điều khiển tiến trình bầu cử. Ông nói thêm là tất cả những vấn đề này do sự lúng túng trong bối cảnh chính trị và sự yếu kém của hiến pháp và khung pháp lý của tiến trình bầu cử, và thiếu một Ủy ban độc lập cho tiến trình bầu cử.
Đại diện của hội đồng đóng vai trò quan sát viên.
Theo dự kiến, Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo có nhiều ảnh hưởng, một phong trào Hồi giáo ôn hòa bị cấm hoạt động từ những thập niên trước, sẽ nổi lên như một thế lực mạnh nhất, nhưng sẽ không hội đủ đa số tuyệt đối, khi kết quả bầu cử được công bố vào tháng Giêng năm tới.
Cuộc bầu cử lịch sử này sẽ quyết định liệu Đảng Tự do và Công lý của nhóm này có sẵn sàng đưa Ai Cập vào con đường mang tích cách Hồi giáo nhiều hơn sau gần 6 thập niên quốc gia này là một nhà nước thế tục chuyên chế do quân đội cai trị hay không.