Nhặt của vứt đi cứu người nghèo: Kayongo trong danh sách 10
Posted: Tue Nov 29, 2011 12:57 pm
VOA - World News
Ở những quốc gia có mức sống tạm đủ hay trong những tình huống bình thường, giá trị của một một bánh xà phòng (xà bông) không là bao. Nhưng nếu là một người có ý thức, đã qua những cảnh ngộ thiếu thốn, những bánh xà phòng giúp giữ vệ sinh lại bị vứt đi, là điều khiến họ áy náy. Đây chính là ấn tượng ban đầu khi ông Derreck Kayongo đến nước Mỹ, lưu ngụ tại một khách sạn, thấy mỗi ngày khách được cung cấp vài bánh xà phòng mới mà chẳng dùng hết. Còn thừa, khách sạn đem vứt đi, hôm sau cung cấp cho khách những bánh mới. Từ ngỡ ngàng đến kinh ngạc rồi một ý tưởng đến với ông. Ông thuật lại như sau:
"Vì quen thuộc với nhu cầu của người tỵ nạn như thế nào đối với vấn đề vệ sinh, tôi hết sức ngỡ ngàng. Và từ đó ý tưởng đã nảy sinh, bởi vì tôi nhận ra rằng 800 triệu bánh xà phòng đã bị vứt đi ở nước Mỹ mỗi năm, có nghĩa là 2,6 triệu bánh bị vứt đi mỗi ngày, và đó là điều làm tôi đã bắt đầu suy nghĩ về dự án."
Ông Kayongo ra đời tại Uganda, thuộc gia đình khá giả, cha mẹ đều có những cơ sở kinh doanh, nhưng dưới thời nhà độc tài tàn bạo Idi Amin, chiến tranh xảy đến, chế độ này đã giết khoảng nửa triệu người, gia đình ông phải chạy sang Kenya tỵ nạn, mất hết cả cơ nghiệp. Ông được một phụ nữ trong phái bộ từ thiện của giáo phái Tin lành World Gospel nhận nuôi, cho ăn học tại nước này. Sau khi tốt nghiệp đại học về kinh tế và doanh nghiệp ông được bà giúp di dân sang Hoa Kỳ. Lúc đầu ông đi làm đủ mọi thứ việc, sau ông được nhận vào làm cho tổ chức tôn giáo Quakers, rồi phó giám đốc của Amnesty International tại Atlanta, bang Georgia, sau đó là giám đốc khu vực về chính sách của CARE International và rồi sáng lập viên của tổ chức từ thiện Dự Án Global Soap Project.
Trở lại với ý tưởng thu thập những mẩu xà phòng vứt bỏ để tái chế biến thành những thỏi mới, cung cấp cho những ai thiếu thốn thật cần đến, ông giải thích là phải cần đến những liên hệ quen biết và các mạng lưới, và phải mất khoảng 10 năm ông mới thực hiện ý tưởng này bởi vì thành lập một cơ sở từ thiện cần phải có một ban quản trị giám sát mọi việc, rồi phải mua máy móc; ông phải dùng đến tiền hưu riêng xuất ra mua máy thay vì đợi ai tặng tiền rồi mới làm vì ông biết chế xà phòng học từ thân phụ của ông. Một nhà máy ở Atlanta cung cấp cho ông một nơi để sử dụng làm cơ xưởng trong một năm, và rồi nhờ bạn bè và những chỗ quen biết, ông dần dà thiết lập được cơ sở tái chế biến xà phòng như bây giờ.
Làm sao mà ông có thể thu gom xà phòng mà khách sạn bỏ đi? Ông giải thích:
"Điều thật lý thú là hầu hết các khách sạn có những người dọn phòng đến từ khắp nơi trên thế giới, vì thế ngày mà họ nghe nói đến dự án Global Soap Project, họ rất thích thú vì họ hiểu được sức mạnh của xà phòng, họ đã từng là người tỵ nạn, hay từ những nước nghèo đến đây để tìm cuộc sống khá hơn, vì thế rất dễ để chúng tôi mời họ tham gia vào dự án này, họ rất hăng hái với ý tưởng thu góp xà phòng vứt đi đó. Những người dọn phòng thu góp xà bông, rồi khách sạn gửi đến cho chúng tôi, và cước phí gửi như vậy được chính phủ trừ thuế. Và vì được trừ thuế nên các khách sạn sẵn lòng gửi đến cho chúng tôi."
Ông cho biết có đến 400 khách sạn trên toàn quốc gửi xà phòng đến cho dự án của ông, trong đó có cả hệ thống Hilton rất nổi tiếng; sau đó xà phòng sẽ được lựa riêng ra theo từng khách sạn hay từng hệ thống khách sạn, vì không để trộn lộn, bởi lẽ thành phần hóa chất, màu sắc và mùi thơm khác nhau. Và từ đó xà phòng đáng lẽ đã bị vứt bỏ được tái chế biến thành những bánh xà phòng mới.
Ai là những người nhận được những bánh xà phòng tái chế biến này? Ông cho biết:
"Những người nhận được xà phòng từ cơ sở của chúng tôi là những người dễ gặp nguy cơ, như trẻ mồ côi, người tỵ nạn, bệnh nhân HIV/AIDS, nạn nhân thiên tai như nạn nhân động đất tại Haiti, một số lớn xà phòng của chúng tôi đã được chở đến đó, những nạn nhân chiến tranh như ở Afghanistan, Iraq hay Uganda, quê hương của tôi, và đó là những người chúng tôi phân phát xà phòng cho họ. Chúng tôi không phân phát xà phòng cho những người giàu ở châu Phi hay Haiti. Chúng tôi phân phát cho những ai không thể mua nổi xà phòng, đó là điều quan trọng đối với chúng tôi."
Mỗi tuần, cơ sở tại Atlanta, bang Georgia, làm việc từ thứ Hai đến thứ Bảy, sản xuất được từ 10 đến 20 ngàn bánh xà phòng.
Để điều hành công việc, rất nhiều người tình nguyện đến góp công sức cho tổ chức, họ thường đến giúp sau giờ làm việc hay sau giờ học.
Tuy nhiên để quản trị được một cơ sở như vậy, tổ chức này cần đến kỹ năng điều hành một doanh nghiệp vì phải thuê nhân viên điều hành xưởng máy, phải có website và cần cập nhật website này, còn về mặt hoạt động nhân đạo, tổ chức tìm cách cộng tác với những tổ chức phi chính phủ có nhân viên trực tiếp làm việc ngay tại những địa phương trên khắp thế giới, những tổ chức có thành tích quen hoạt động ở các cộng đồng về vấn đề nước sạch và vệ sinh. Những tổ chức này đến lấy xà phòng từ cơ sở của Global Soap Project, chở tới các địa phương ở những nước cần được giúp đỡ, cơ sở của ông Kayongo không phải lo chuyện chuyên chở.
Số xà phòng tái chế biến mà dự án sản xuất có thể nói là chưa đủ, và ông Kayongo cho biết nếu có mạnh thường quân nào giúp thêm tài chính, ông sẽ mua máy mới để sản xuất hàng triệu bánh xà phòng mỗi năm vì theo ông, vấn đề thiếu vệ sinh ở nhiều nước nghèo vẫn gây tử vong rất cao, và xà phòng là tuyến đầu để chống bệnh tật ngăn ngừa những cái chết oan uổng cho nhiều người, nhất là trẻ em"
"Mỗi năm có đến 2 triệu trẻ em chết vì bệnh tiêu chảy. Nếu chúng ta muốn chống lại bệnh này bằng xà phòng, chúng ta cần đặt vào tay mỗi em 1 bánh xà phòng, vậy thì chúng ta phải cần tới ít nhất 2 triệu bánh xà phòng. Nếu có ai cung cấp tiền bạc để chúng tôi mua thêm máy, tôi có thể sản xuất thêm vì chúng ta cần đến rất nhiều; hiện có tới 7 tỉ người trên thế giới, trong số này có đến 2 tỉ người chỉ kiếm được chưa đầy 1 đô la một ngày."
Với số lợi tức nhỏ nhoi như vậy, người nghèo sẽ phải mua thức ăn, cùng lắm là thuốc men, tiền đâu để mua xà phòng?
Khi được hỏi về cảm tưởng của ông khi được công chúng bầu chọn vào danh sách 10 người hùng của CNN trong năm nay, ông trả lời:
"Tôi thật có phúc, nhưng điều quan trọng nhất làm tôi hạnh phúc là dịp này cho chúng tôi cơ hội để quảng bá cho tất cả mọi người trên toàn thế giới rằng vệ sinh và chuyện rửa tay là tuyến đầu của công cuộc phòng chống bệnh tật. Nhiều khi người ta quên rằng nếu ăn mà không rửa tay cho sạch thì chữa bệnh còn đắt gấp bội, và vì những người quá nghèo trên thế giới không có tiền mua xà phòng, họ trở thành nạn nhân của những chứng bệnh rất dễ ngăn ngừa, chỉ bằng cách rửa tay với xà phòng mà thôi. Tôi nghĩ, cơ hội để được vào danh sách người hùng trong năm của CNN sẽ giúp chúng tôi chứng tỏ cho mọi người thấy tầm mức quan trọng của xà phòng và việc rửa tay đối với những người như trẻ gái ở nhà trường, những phụ nữ sinh con bị nhiễm trùng lên cơn sốt vì các cô mụ không có xà phòng để rửa tay trước khi đỡ đẻ. Vì vậy xà phòng là công cụ quan trọng nhất để chống bệnh tật và chúng tôi hy vọng CNN sẽ giúp chúng tôi quảng bá vấn đề này trên toàn cầu."
Xuất thân từ gia đình cha mẹ là nhà giáo sau chuyển sang kinh doanh, với kinh nghiệm bản thân là một người từng phải tỵ nạn, lại có vốn học thức về kinh tế và doanh nghiệp, cộng thêm kinh nghiệm làm việc tại những cơ sở nhân đạo, từ thiện, rồi với sáng kiến, ông đã trở thành một doanh nhân phục vụ xã hội, đem lại thay đổi giúp ích cho thế giới, theo như tiêu chuẩn "người hùng" của cơ quan truyền thông CNN.
Công chúng bầu chọn người vào danh sách này và giải thưởng 250 ngàn đô la dành cho người được chọn đứng đầu danh sách năm nay sẽ được công bố tại một lễ trao tặng vào ngày 11 tháng 12 sắp tới.
Quí vị có thể vào các đường dẫn sau đây để tìm hiểu 10 nhân vật được vào chung kết trong danh sách người hùng của CNN, trong đó có ông Derreck Kyongo: http://www.cnn.com/SPECIALS/cnn.heroes
Ở những quốc gia có mức sống tạm đủ hay trong những tình huống bình thường, giá trị của một một bánh xà phòng (xà bông) không là bao. Nhưng nếu là một người có ý thức, đã qua những cảnh ngộ thiếu thốn, những bánh xà phòng giúp giữ vệ sinh lại bị vứt đi, là điều khiến họ áy náy. Đây chính là ấn tượng ban đầu khi ông Derreck Kayongo đến nước Mỹ, lưu ngụ tại một khách sạn, thấy mỗi ngày khách được cung cấp vài bánh xà phòng mới mà chẳng dùng hết. Còn thừa, khách sạn đem vứt đi, hôm sau cung cấp cho khách những bánh mới. Từ ngỡ ngàng đến kinh ngạc rồi một ý tưởng đến với ông. Ông thuật lại như sau:
"Vì quen thuộc với nhu cầu của người tỵ nạn như thế nào đối với vấn đề vệ sinh, tôi hết sức ngỡ ngàng. Và từ đó ý tưởng đã nảy sinh, bởi vì tôi nhận ra rằng 800 triệu bánh xà phòng đã bị vứt đi ở nước Mỹ mỗi năm, có nghĩa là 2,6 triệu bánh bị vứt đi mỗi ngày, và đó là điều làm tôi đã bắt đầu suy nghĩ về dự án."
Ông Kayongo ra đời tại Uganda, thuộc gia đình khá giả, cha mẹ đều có những cơ sở kinh doanh, nhưng dưới thời nhà độc tài tàn bạo Idi Amin, chiến tranh xảy đến, chế độ này đã giết khoảng nửa triệu người, gia đình ông phải chạy sang Kenya tỵ nạn, mất hết cả cơ nghiệp. Ông được một phụ nữ trong phái bộ từ thiện của giáo phái Tin lành World Gospel nhận nuôi, cho ăn học tại nước này. Sau khi tốt nghiệp đại học về kinh tế và doanh nghiệp ông được bà giúp di dân sang Hoa Kỳ. Lúc đầu ông đi làm đủ mọi thứ việc, sau ông được nhận vào làm cho tổ chức tôn giáo Quakers, rồi phó giám đốc của Amnesty International tại Atlanta, bang Georgia, sau đó là giám đốc khu vực về chính sách của CARE International và rồi sáng lập viên của tổ chức từ thiện Dự Án Global Soap Project.
Trở lại với ý tưởng thu thập những mẩu xà phòng vứt bỏ để tái chế biến thành những thỏi mới, cung cấp cho những ai thiếu thốn thật cần đến, ông giải thích là phải cần đến những liên hệ quen biết và các mạng lưới, và phải mất khoảng 10 năm ông mới thực hiện ý tưởng này bởi vì thành lập một cơ sở từ thiện cần phải có một ban quản trị giám sát mọi việc, rồi phải mua máy móc; ông phải dùng đến tiền hưu riêng xuất ra mua máy thay vì đợi ai tặng tiền rồi mới làm vì ông biết chế xà phòng học từ thân phụ của ông. Một nhà máy ở Atlanta cung cấp cho ông một nơi để sử dụng làm cơ xưởng trong một năm, và rồi nhờ bạn bè và những chỗ quen biết, ông dần dà thiết lập được cơ sở tái chế biến xà phòng như bây giờ.
Làm sao mà ông có thể thu gom xà phòng mà khách sạn bỏ đi? Ông giải thích:
"Điều thật lý thú là hầu hết các khách sạn có những người dọn phòng đến từ khắp nơi trên thế giới, vì thế ngày mà họ nghe nói đến dự án Global Soap Project, họ rất thích thú vì họ hiểu được sức mạnh của xà phòng, họ đã từng là người tỵ nạn, hay từ những nước nghèo đến đây để tìm cuộc sống khá hơn, vì thế rất dễ để chúng tôi mời họ tham gia vào dự án này, họ rất hăng hái với ý tưởng thu góp xà phòng vứt đi đó. Những người dọn phòng thu góp xà bông, rồi khách sạn gửi đến cho chúng tôi, và cước phí gửi như vậy được chính phủ trừ thuế. Và vì được trừ thuế nên các khách sạn sẵn lòng gửi đến cho chúng tôi."
Ông cho biết có đến 400 khách sạn trên toàn quốc gửi xà phòng đến cho dự án của ông, trong đó có cả hệ thống Hilton rất nổi tiếng; sau đó xà phòng sẽ được lựa riêng ra theo từng khách sạn hay từng hệ thống khách sạn, vì không để trộn lộn, bởi lẽ thành phần hóa chất, màu sắc và mùi thơm khác nhau. Và từ đó xà phòng đáng lẽ đã bị vứt bỏ được tái chế biến thành những bánh xà phòng mới.
Ai là những người nhận được những bánh xà phòng tái chế biến này? Ông cho biết:
"Những người nhận được xà phòng từ cơ sở của chúng tôi là những người dễ gặp nguy cơ, như trẻ mồ côi, người tỵ nạn, bệnh nhân HIV/AIDS, nạn nhân thiên tai như nạn nhân động đất tại Haiti, một số lớn xà phòng của chúng tôi đã được chở đến đó, những nạn nhân chiến tranh như ở Afghanistan, Iraq hay Uganda, quê hương của tôi, và đó là những người chúng tôi phân phát xà phòng cho họ. Chúng tôi không phân phát xà phòng cho những người giàu ở châu Phi hay Haiti. Chúng tôi phân phát cho những ai không thể mua nổi xà phòng, đó là điều quan trọng đối với chúng tôi."
Mỗi tuần, cơ sở tại Atlanta, bang Georgia, làm việc từ thứ Hai đến thứ Bảy, sản xuất được từ 10 đến 20 ngàn bánh xà phòng.
Để điều hành công việc, rất nhiều người tình nguyện đến góp công sức cho tổ chức, họ thường đến giúp sau giờ làm việc hay sau giờ học.
Tuy nhiên để quản trị được một cơ sở như vậy, tổ chức này cần đến kỹ năng điều hành một doanh nghiệp vì phải thuê nhân viên điều hành xưởng máy, phải có website và cần cập nhật website này, còn về mặt hoạt động nhân đạo, tổ chức tìm cách cộng tác với những tổ chức phi chính phủ có nhân viên trực tiếp làm việc ngay tại những địa phương trên khắp thế giới, những tổ chức có thành tích quen hoạt động ở các cộng đồng về vấn đề nước sạch và vệ sinh. Những tổ chức này đến lấy xà phòng từ cơ sở của Global Soap Project, chở tới các địa phương ở những nước cần được giúp đỡ, cơ sở của ông Kayongo không phải lo chuyện chuyên chở.
Số xà phòng tái chế biến mà dự án sản xuất có thể nói là chưa đủ, và ông Kayongo cho biết nếu có mạnh thường quân nào giúp thêm tài chính, ông sẽ mua máy mới để sản xuất hàng triệu bánh xà phòng mỗi năm vì theo ông, vấn đề thiếu vệ sinh ở nhiều nước nghèo vẫn gây tử vong rất cao, và xà phòng là tuyến đầu để chống bệnh tật ngăn ngừa những cái chết oan uổng cho nhiều người, nhất là trẻ em"
"Mỗi năm có đến 2 triệu trẻ em chết vì bệnh tiêu chảy. Nếu chúng ta muốn chống lại bệnh này bằng xà phòng, chúng ta cần đặt vào tay mỗi em 1 bánh xà phòng, vậy thì chúng ta phải cần tới ít nhất 2 triệu bánh xà phòng. Nếu có ai cung cấp tiền bạc để chúng tôi mua thêm máy, tôi có thể sản xuất thêm vì chúng ta cần đến rất nhiều; hiện có tới 7 tỉ người trên thế giới, trong số này có đến 2 tỉ người chỉ kiếm được chưa đầy 1 đô la một ngày."
Với số lợi tức nhỏ nhoi như vậy, người nghèo sẽ phải mua thức ăn, cùng lắm là thuốc men, tiền đâu để mua xà phòng?
Khi được hỏi về cảm tưởng của ông khi được công chúng bầu chọn vào danh sách 10 người hùng của CNN trong năm nay, ông trả lời:
"Tôi thật có phúc, nhưng điều quan trọng nhất làm tôi hạnh phúc là dịp này cho chúng tôi cơ hội để quảng bá cho tất cả mọi người trên toàn thế giới rằng vệ sinh và chuyện rửa tay là tuyến đầu của công cuộc phòng chống bệnh tật. Nhiều khi người ta quên rằng nếu ăn mà không rửa tay cho sạch thì chữa bệnh còn đắt gấp bội, và vì những người quá nghèo trên thế giới không có tiền mua xà phòng, họ trở thành nạn nhân của những chứng bệnh rất dễ ngăn ngừa, chỉ bằng cách rửa tay với xà phòng mà thôi. Tôi nghĩ, cơ hội để được vào danh sách người hùng trong năm của CNN sẽ giúp chúng tôi chứng tỏ cho mọi người thấy tầm mức quan trọng của xà phòng và việc rửa tay đối với những người như trẻ gái ở nhà trường, những phụ nữ sinh con bị nhiễm trùng lên cơn sốt vì các cô mụ không có xà phòng để rửa tay trước khi đỡ đẻ. Vì vậy xà phòng là công cụ quan trọng nhất để chống bệnh tật và chúng tôi hy vọng CNN sẽ giúp chúng tôi quảng bá vấn đề này trên toàn cầu."
Xuất thân từ gia đình cha mẹ là nhà giáo sau chuyển sang kinh doanh, với kinh nghiệm bản thân là một người từng phải tỵ nạn, lại có vốn học thức về kinh tế và doanh nghiệp, cộng thêm kinh nghiệm làm việc tại những cơ sở nhân đạo, từ thiện, rồi với sáng kiến, ông đã trở thành một doanh nhân phục vụ xã hội, đem lại thay đổi giúp ích cho thế giới, theo như tiêu chuẩn "người hùng" của cơ quan truyền thông CNN.
Công chúng bầu chọn người vào danh sách này và giải thưởng 250 ngàn đô la dành cho người được chọn đứng đầu danh sách năm nay sẽ được công bố tại một lễ trao tặng vào ngày 11 tháng 12 sắp tới.
Quí vị có thể vào các đường dẫn sau đây để tìm hiểu 10 nhân vật được vào chung kết trong danh sách người hùng của CNN, trong đó có ông Derreck Kyongo: http://www.cnn.com/SPECIALS/cnn.heroes