Hy Lạp, Tây Ban Nha đối diện với những áp lực mới về nợ
Posted: Tue Nov 22, 2011 2:43 pm
VOA - World News
Hy Lạp và Tây Ban Nha hôm thứ Ba đối diện với áp lực mới do cuộc khủng hoảng nợ châu Âu gây ra.
Liên hiệp châu Âu nói thẳng với chính phủ Athens là Hy Lạp sẽ không nhận được 11 tỉ đô la kế tiếp trong số tiền cứu nguy từ năm ngoái trừ phi những nhà lãnh đạo chính trị bướng bỉnh chịu ký một tuyên bố bằng văn bản cam kết thi hành những biện pháp cần kiệm mới để giảm nợ.
Hy Lạp cần tiền để tránh vỡ nợ vào tháng tới, nhưng nhà lãnh đạo bảo thủ Antonis Samaras nói việc thỏa thuận bằng lời nói về kế hoạch cần kiệm, một kế hoạch không được dân chúng ủng hộ, là đủ, và từ chối không ký một cam kết bằng văn bản.
Một nhà lãnh đạo tài chánh quan trọng của EU, Thủ tướng Luxembourg Jean-Claude Juncker, nói với tân Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos là nếu không có cam kết bằng văn bản, việc tháo khoán khoản tiền này “dĩ nhiên sẽ không xảy ra.”
Trong khi đó, viễn ảnh của một chính phủ bảo thủ tại Tây Ban Nha với sự lãnh đạo của Thủ tướng được bầu lên Mariano Rajoy, đã không làm dịu bớt áp lực thị trường tài chánh ngày càng tăng đối với chính phủ Madrid.
Tây Ban Nha bắt buộc phải trả lãi suất cao nhất trong 14 năm qua đối với các món nợ của chính phủ. Lãi suất trên những trái phiếu 3 tháng lên đến 5%, hơn gấp đôi so với một tháng trước đây và cao hơn lãi suất Hy Lạp và Bồ Đào Nha phải trả.
Hy Lạp và Tây Ban Nha hôm thứ Ba đối diện với áp lực mới do cuộc khủng hoảng nợ châu Âu gây ra.
Liên hiệp châu Âu nói thẳng với chính phủ Athens là Hy Lạp sẽ không nhận được 11 tỉ đô la kế tiếp trong số tiền cứu nguy từ năm ngoái trừ phi những nhà lãnh đạo chính trị bướng bỉnh chịu ký một tuyên bố bằng văn bản cam kết thi hành những biện pháp cần kiệm mới để giảm nợ.
Hy Lạp cần tiền để tránh vỡ nợ vào tháng tới, nhưng nhà lãnh đạo bảo thủ Antonis Samaras nói việc thỏa thuận bằng lời nói về kế hoạch cần kiệm, một kế hoạch không được dân chúng ủng hộ, là đủ, và từ chối không ký một cam kết bằng văn bản.
Một nhà lãnh đạo tài chánh quan trọng của EU, Thủ tướng Luxembourg Jean-Claude Juncker, nói với tân Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos là nếu không có cam kết bằng văn bản, việc tháo khoán khoản tiền này “dĩ nhiên sẽ không xảy ra.”
Trong khi đó, viễn ảnh của một chính phủ bảo thủ tại Tây Ban Nha với sự lãnh đạo của Thủ tướng được bầu lên Mariano Rajoy, đã không làm dịu bớt áp lực thị trường tài chánh ngày càng tăng đối với chính phủ Madrid.
Tây Ban Nha bắt buộc phải trả lãi suất cao nhất trong 14 năm qua đối với các món nợ của chính phủ. Lãi suất trên những trái phiếu 3 tháng lên đến 5%, hơn gấp đôi so với một tháng trước đây và cao hơn lãi suất Hy Lạp và Bồ Đào Nha phải trả.