Tổng thống Miến Điện hoan nghênh sự giao tiếp của Hoa Kỳ
Posted: Tue Nov 22, 2011 9:25 am
VOA - World News
Tại cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi lên giữ chức tổng thống hồi tháng 3, ông Thein Sein đã tỏ ý hoan nghênh việc Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama quyết định phái Ngoại trưởng Hillary Clinton đến thăm chính thức Miến Điện vào tháng tới.
Phát biểu hôm thứ Bảy bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Bali, Indonesia, ông Thein Sein nói rằng chuyến đi của bà Clinton có thể là điều mà ông gọi là một sự chúc phúc cho đất nước ông.
Tổng thống Thein Sein nói rằng Tổng thống Obama đã thừa nhận những sự phát triển về mặt chính trị ở Miến Điện. Ông cho biết ông Obama nói rằng những gì đang xảy ra ở Miến Điện là chưa hoàn hảo nhưng nhà lãnh đạo Hoa Kỳ khuyến khích Miến Điện làm nhiều hơn nữa để cải cách và Washington sẽ theo dõi sát tình hình.
Các nhà lãnh đạo ASEAN tại cuộc họp thượng đỉnh này đã bỏ phiếu để cho phép Miến Điện giữ chức chủ tịch luân phiên của hiệp hội vào năm 2014, sau khi không thể nắm giữ chức vụ này vì có thành tích nhân quyền tệ hại.
Bà Clinton sẽ trở thành giới chức cao cấp nhất của Mỹ đến thăm Miến Điện trong vòng hơn 50 năm, giữa lúc chính phủ do quân đội hậu thuẫn thực hiện một số bước tiến để tự do hóa đất nước.
Giới hữu trách ở đây đã nới lỏng sự kiểm soát đối với giới truyền thông, cho phép các nghiệp đoàn được hoạt động, ngưng thực hiện một dự án xây đập thủy điện do Trung Quốc làm chủ đầu tư và tiến hành những cuộc họp trực tiếp với lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi.
Tuần trước, bà Suu Kyi và Liên minh Dân chủ Toàn quốc do bà lãnh đạo loan báo sẽ tham gia lại vào sinh hoạt chính trị trong cuộc bầu cử bổ túc sắp tới.
Bà Kelly Currie là một nhà nghiên cứu về dân chủ và nhân quyền Miến Điện cho Viện Dự án 2049 ở Washington. Bà cho đài VOA biết rằng sự tham gia của Liên minh dân chủ Toàn quốc trong cuộc bầu cử này mang lại tính chất khả tín cho tuyên bố của chính phủ Miến Điện về quyết tâm cải cách.
Bà Currie nói: "Điều này rất quan trọng và nó cho thấy mức độ của sự ủng hộ của bà Suu Kyi đối với những gì mà chế độ này đang thực hiện và chứng tỏ là bà ấy có một sự tin tưởng nào đó đối với tiến trình này. Tôi không nghĩ rằng bà ấy sẽ tự mình ra tranh cử hay để cho đảng của bà tham gia cuộc bầu cử nếu bà ấy không tin là họ sẽ có được cơ hội để cạnh tranh một cách công bằng. Và tôi nghĩ rằng đó chính là điều mà Hoa Kỳ và các nước khác ủng hộ công cuộc dân chủ hóa Miến Điện sẽ phải chú tâm theo dõi."
Tuy nhiên, bà Currie và các nhà phân tích khác cũng cảnh báo rằng những bước tiến mà chính phủ Miến Điện thực hiện hồi gần đây có thể sẽ bị đảo ngược như từng xảy ra trong quá khứ và các hành động của chính phủ cần phải được giám sát một cách chặt chẽ.
Họ cũng nêu lên sự kiện là hàng ngàn tù nhân chính trị vẫn còn bị giam cầm ở Miến Điện. Nhiều người trong số đó từng tham gia những cuộc xuống đường biểu tình đã bị quân đội đàn áp một cách thô bạo.
Tổng thống Thein Sein vốn là một tướng lãnh trong chính quyền quân nhân trước đây. Ông không chịu thừa nhận là Miến Điện có giam giữ tù nhân chính trị.
Ông Thein Sein cho biết Miến Điện đã thả gần 20,000 tù nhân trong cuộc đặc xá hồi gần đây. Tuy nhiên, ông không thừa nhận là có bất kỳ tù nhân lương tâm nào trong số đó. Ông nói rằng họ bị bắt và bị tuyên án vì vi phạm luật pháp hiện hành.
Chính phủ của Tổng thống Thein Sein lên nắm quyền hồi tháng ba sau cuộc bầu cử quốc hội mà nhiều người cho là một sự dàn dựng để quân đội tiếp tục nắm quyền.
Thậm chí, hiến pháp do quân đội soạn thảo trước khi cuộc bầu cử diễn ra đã bảo đảm cho quân đội được dành riêng một phần tư số ghế tại quốc hội.
Giáo sư David Steinberg là một chuyên gia về Miến Điện của Đại học Georgetown ở Washington. Ông nói rằng quân đội không hề có ý định từ bỏ quyền hành, nhưng quyền bính có thể vuột khỏi tay họ như những chính quyền quân nhân rtước đây ở Indonesia và Nam Triều Tiên.
Ông Steinberg nói: "Có một vấn đề căn bản là tất cả những phương tiện của sự lưu động xã hội trong xã hội đó hiện nằm dưới sự khống chế của quân đội và khi điều đó thay đổi, và phải mất cả một thế hệ để thay đổi, thì quí vị có thể thăng tiến thông qua chính trị, thông qua kinh tế, thông qua xã hội dân sự. Và khi những điều đó xảy ra thì vai trò của quân đội sẽ bị giảm đi."
Giáo sư Steinberg cho biết ngày càng có nhiều người Miến Điện nhận ra rằng sự cai trị của quân đội trong nhiều thập niên qua đã biến đất nước này từ một trong những nước giàu có nhất khu vực trở thành nước nghèo nhất. Ông nói thêm rằng việc Miến Điện giữ chức chủ tịch ASEAN vào năm 2014 sẽ làm tăng áp lực trong nước đòi chính phủ tiếp tục cải cách.
Tại cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi lên giữ chức tổng thống hồi tháng 3, ông Thein Sein đã tỏ ý hoan nghênh việc Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama quyết định phái Ngoại trưởng Hillary Clinton đến thăm chính thức Miến Điện vào tháng tới.
Phát biểu hôm thứ Bảy bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Bali, Indonesia, ông Thein Sein nói rằng chuyến đi của bà Clinton có thể là điều mà ông gọi là một sự chúc phúc cho đất nước ông.
Tổng thống Thein Sein nói rằng Tổng thống Obama đã thừa nhận những sự phát triển về mặt chính trị ở Miến Điện. Ông cho biết ông Obama nói rằng những gì đang xảy ra ở Miến Điện là chưa hoàn hảo nhưng nhà lãnh đạo Hoa Kỳ khuyến khích Miến Điện làm nhiều hơn nữa để cải cách và Washington sẽ theo dõi sát tình hình.
Các nhà lãnh đạo ASEAN tại cuộc họp thượng đỉnh này đã bỏ phiếu để cho phép Miến Điện giữ chức chủ tịch luân phiên của hiệp hội vào năm 2014, sau khi không thể nắm giữ chức vụ này vì có thành tích nhân quyền tệ hại.
Bà Clinton sẽ trở thành giới chức cao cấp nhất của Mỹ đến thăm Miến Điện trong vòng hơn 50 năm, giữa lúc chính phủ do quân đội hậu thuẫn thực hiện một số bước tiến để tự do hóa đất nước.
Giới hữu trách ở đây đã nới lỏng sự kiểm soát đối với giới truyền thông, cho phép các nghiệp đoàn được hoạt động, ngưng thực hiện một dự án xây đập thủy điện do Trung Quốc làm chủ đầu tư và tiến hành những cuộc họp trực tiếp với lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi.
Tuần trước, bà Suu Kyi và Liên minh Dân chủ Toàn quốc do bà lãnh đạo loan báo sẽ tham gia lại vào sinh hoạt chính trị trong cuộc bầu cử bổ túc sắp tới.
Bà Kelly Currie là một nhà nghiên cứu về dân chủ và nhân quyền Miến Điện cho Viện Dự án 2049 ở Washington. Bà cho đài VOA biết rằng sự tham gia của Liên minh dân chủ Toàn quốc trong cuộc bầu cử này mang lại tính chất khả tín cho tuyên bố của chính phủ Miến Điện về quyết tâm cải cách.
Bà Currie nói: "Điều này rất quan trọng và nó cho thấy mức độ của sự ủng hộ của bà Suu Kyi đối với những gì mà chế độ này đang thực hiện và chứng tỏ là bà ấy có một sự tin tưởng nào đó đối với tiến trình này. Tôi không nghĩ rằng bà ấy sẽ tự mình ra tranh cử hay để cho đảng của bà tham gia cuộc bầu cử nếu bà ấy không tin là họ sẽ có được cơ hội để cạnh tranh một cách công bằng. Và tôi nghĩ rằng đó chính là điều mà Hoa Kỳ và các nước khác ủng hộ công cuộc dân chủ hóa Miến Điện sẽ phải chú tâm theo dõi."
Tuy nhiên, bà Currie và các nhà phân tích khác cũng cảnh báo rằng những bước tiến mà chính phủ Miến Điện thực hiện hồi gần đây có thể sẽ bị đảo ngược như từng xảy ra trong quá khứ và các hành động của chính phủ cần phải được giám sát một cách chặt chẽ.
Họ cũng nêu lên sự kiện là hàng ngàn tù nhân chính trị vẫn còn bị giam cầm ở Miến Điện. Nhiều người trong số đó từng tham gia những cuộc xuống đường biểu tình đã bị quân đội đàn áp một cách thô bạo.
Tổng thống Thein Sein vốn là một tướng lãnh trong chính quyền quân nhân trước đây. Ông không chịu thừa nhận là Miến Điện có giam giữ tù nhân chính trị.
Ông Thein Sein cho biết Miến Điện đã thả gần 20,000 tù nhân trong cuộc đặc xá hồi gần đây. Tuy nhiên, ông không thừa nhận là có bất kỳ tù nhân lương tâm nào trong số đó. Ông nói rằng họ bị bắt và bị tuyên án vì vi phạm luật pháp hiện hành.
Chính phủ của Tổng thống Thein Sein lên nắm quyền hồi tháng ba sau cuộc bầu cử quốc hội mà nhiều người cho là một sự dàn dựng để quân đội tiếp tục nắm quyền.
Thậm chí, hiến pháp do quân đội soạn thảo trước khi cuộc bầu cử diễn ra đã bảo đảm cho quân đội được dành riêng một phần tư số ghế tại quốc hội.
Giáo sư David Steinberg là một chuyên gia về Miến Điện của Đại học Georgetown ở Washington. Ông nói rằng quân đội không hề có ý định từ bỏ quyền hành, nhưng quyền bính có thể vuột khỏi tay họ như những chính quyền quân nhân rtước đây ở Indonesia và Nam Triều Tiên.
Ông Steinberg nói: "Có một vấn đề căn bản là tất cả những phương tiện của sự lưu động xã hội trong xã hội đó hiện nằm dưới sự khống chế của quân đội và khi điều đó thay đổi, và phải mất cả một thế hệ để thay đổi, thì quí vị có thể thăng tiến thông qua chính trị, thông qua kinh tế, thông qua xã hội dân sự. Và khi những điều đó xảy ra thì vai trò của quân đội sẽ bị giảm đi."
Giáo sư Steinberg cho biết ngày càng có nhiều người Miến Điện nhận ra rằng sự cai trị của quân đội trong nhiều thập niên qua đã biến đất nước này từ một trong những nước giàu có nhất khu vực trở thành nước nghèo nhất. Ông nói thêm rằng việc Miến Điện giữ chức chủ tịch ASEAN vào năm 2014 sẽ làm tăng áp lực trong nước đòi chính phủ tiếp tục cải cách.